Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Nhóm 'penny' là tâm điểm

Chứng khoán

11/04/2021 16:51

Các cổ phiếu vốn hóa nhỏ đua nhau tăng giá mạnh trong tuần từ 5-9/4 dù không có thông tin hỗ trợ.

Kết thúc tuần giao dịch từ 5-9/4, VN-Index đứng ở mức 1.231,66 điểm, tương ứng tăng 7,21 điểm (0,6%) so với tuần trước đó. HNX-Index giảm 1,1 điểm (-0,4%) xuốngcòn 293,79 điểm. UPCoM-Index tăng 0,74 điểm (0,9%) lên 83,01 điểm.

Thanh khoản trên hai sàn niêm yết tăng nhẹ so với tuần trước đó và tiếp tục cao hơn mức trung bình 20 tuần với khoảng hơn 19.700 tỷ đồng giao dịch mỗi phiên. Giá trị giao dịch trên HoSE tăng 4,5% lên 82.965 tỷ đồng tương ứng với khối lượng giao dịch tăng 0,9% lên hơn 2,5 tỷ cổ phiếu; giá trị giao dịch trên HNX giảm 6,3% xuống 14.777 tỷ đồng tương ứng với khối lượng giao dịch giảm 7,5% xuống 864 triệu cổ phiếu.

Trong top 30 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường trong tuần giao dịch vừa qua có 19 mã giảm trong khi chỉ có 10 mã tăng. Trong đó, các cổ phiếu như SAB của Sabeco (HoSE: SAB), VNM của Vinamilk (HoSE: VNM), THD của Thaiholdings (HNX: THD), VHM của Vinhomes (HoSE: VHM) đều giảm giá và gây ra áp lực đáng kể đến các chỉ số.

Chiều ngược lại, NVL của Novaland (HoSE: NVL), MBB của Ngân hàng Quân đội (HoSE: MBB), VRE của Vincom Retail (HoSE: VRE)... đều giao dịch tích cực và tạo động lực giữ được đà tăng của các chỉ số.

Tăng giá

Cổ phiếu tăng giá mạnh nhất sàn HoSE là cổ phiếu FTM của Phát triển Đức Quân (HoSE: FTM) với 38,98%. Trong tuần, FTM đã có cả 5 phiên tăng trần từ 2.540 đồng/cp leo lên mức 3.530 đồng/cp. FTM tăng trong bối cảnh không có bất kỳ thông tin hỗ trợ nào.

1.png
Top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất HoSE.

Đứng thứ 2 về mức tăng giá sàn HoSE là cổ phiếu DLG của Đức Long Gia Lai (HoSE: DLG) với 38,96%. Tương tự FTM, cổ phiếu DLG cũng có trọn vẹn cả 5 phiên tăng trần từ 2.490 đồng/cp lên thành 3.460 đồng/cp. Mới đây, ông Nguyễn Đăng Quang thông báo đã mua vào gần 2,9 triệu cổ phiếu DLG qua đó nâng sở hữu tại doanh nghiệp này từ hơn 6,46 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 2,16%) lên hơn 9,34 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 3,12%). Cha của ông Quang là ông Nguyễn Hải hiện cũng đang sở hữu 2,2% (gần 6,6 triệu cổ phần DLG). Như vậy, cha con ông Hải và ông Quang đã chính thức trở thành cổ đông lớn tại DLG với tổng tỷ lệ sở hữu 5,32% (hơn 15,9 triệu cổ phần).

Các cổ phiếu tăng giá mạnh sàn HoSE đều thuộc nhóm vốn hóa vừa và nhỏ, trong đó một số mã mang tính đầu cơ cao.

Trên sàn HNX, cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là ACM của Tập đoàn Khoáng sản Á Cường (HNX: ACM) với 50%. Trong tuần, ACM tăng trần cả 5 phiên từ 2.400 đồng/cp lên 3.600 đồng/cp. Tính dài hơn, ACM đang có chuỗi 10 phiên tăng trần liên tiếp dù không có thông tin hỗ trợ.

2.png
Top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất HNX.

Cổ phiếu CET của HTC Holding JSC (HNX: CET) cũng tăng hơn 45% chỉ sau một tuần giao dịch. Mới đây, HĐQT HTC Holding JSC đã thông qua việc góp vốn bằng tài sản vào Quốc tế Hoàng Thái với tỷ lệ 45%.

Hai cổ phiếu khác trên HNX cũng tăng giá trên 40% là SDU của Đô thị Sông Đà (HNX: SDU) và LM7 của LILAMA 7 (HNX: LM7).

Tại sàn UPCoM, cổ phiếu SRB của Tập đoàn Sara (UPCoM: SRB) tăng giá mạnh nhất thị trường với gần 71%. SRB tăng trong bối cảnh cũng không có thông tin hỗ trợ.

Sàn UPCoM còn có đến 4 cổ phiếu tăng giá trên 60% là DCR của Gạch men COSEVCO (UPCoM: DCR), SJG của Tổng Công ty Sông Đà (UPCoM: SJG), LPT của TM và SX Lập Phương Thành (UPCoM: LPT) và CDO của Tư vấn Thiết kế và PT Đô thị (UPCoM: CDO).

3.png
Top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất UPCoM.

Giảm giá

Cổ phiếu CLW của Cấp nước Chợ Lớn (HoSE: CLW) giảm giá mạnh nhất sàn HoSE với 19,6%. CLW là cổ phiếu có vốn hóa nhỏ với thanh khoản luôn duy trì ở mức thấp.

4.png
Top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất HoSE.

Cổ phiếu YEG của Tập đoàn Yeah1 (HoSE: YEG) cũng giảm đến 19,2% trong tuần từ 5-9/4. Mới đây, Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) đã đưa cổ phiếu YEG vào diện kiểm soát và chỉ được giao dịch vào phiên chiều từ 12/4 do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ năm 2019 và 2020 đều là số âm (âm 385,33 tỷ đồng và âm 181,59 tỷ đồng). Bên cạnh đó, công ty có lỗ lũy kế 219,28 tỷ đồng. HĐQT công ty này dự kiến trình ĐHĐCĐ thông qua việc sử dụng một phần nguồn thặng dư vốn cổ phần để xóa lỗ lũy kế.

Tại sàn HNX, 2 cổ phiếu giảm giá trên 20% là SGC của Bánh phồng tôm Sa Giang (HNX: SGC) và QST của Sách Quảng Ninh (HNX: QST). Trong đó, SGC giảm mạnh nhất với 22,5% còn QST là 22,3%. Cả SGC và QST cũng đều có thanh khoản rất thấp.

5.png
Top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất HNX.

Cổ phiếu QCC của ĐT Xây dựng & PT Hạ tầng Viễn Thông (UPCoM: QCC) là mã duy nhất trên thị trường chứng khoán giảm giá trên 30%. Trong tuần, cổ phiếu này mất 30,3% giá trị từ mức 14.200 đồng/cp xuống 9.900 đồng/cp. Dù vậy, QCC cũng thuộc nhóm có thanh khoản rất thấp với vốn hóa khiêm tốn.

6.png
Top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất UPCoM.
BÌNH AN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement