Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

10 bệnh trẻ dễ mắc khi đi bơi vào mùa hè

Sức khỏe

23/03/2021 16:30

Những ngày nắng nóng, được đến bể bơi ngâm mình trong nước là sở thích của nhiều người, nhất là trẻ em. Tuy nhiên, nhiều trẻ bị ốm, sốt, thậm chí mắc các bệnh lý nguy hiểm sau khi từ bể bơi trở về.

Các hồ bơi công cộng chứa rất nhiều tác nhân có hại cho sức khỏe như, rong rêu, nấm mốc, vi khuẩn, các loại kem chống nắng, kem tạo màu da, mồ hôi... Các tác nhân này dễ dàng thâm nhập vào cơ thể con người thông qua các vết xước nhỏ trên da và gây ra bệnh cho các bé.

Bệnh đau mắt đỏ (còn gọi là viêm kết mạc): là căn bệnh gặp phổ biến nhất khi bơi lội, nhất là khi hồ bơi quá tải, tình trạng xử lý nước hồ bơi không đạt vệ sinh. Biểu hiện của bệnh là xuất hiện mắt đỏ, ra gỉ nhiều, ngứa, chảy nước mắt...

Nguyên nhân gây ra bệnh một phần xuất phát từ việc nhiễm khuẩn trong nước hồ bơi, phần còn lại là lây chéo từ những người đã mắc sẵn các bệnh lý về mắt trước đó. Nhiều bể bơi lạm dụng hóa chất còn làm cho người bơi dễ mắc chứng khác về mắt như: khô mắt, đỏ mắt.

Bệnh ngoài da: Khi bơi lội, thân thể dễ va chạm và bị xây xước nhẹ. Đây là điều kiện rất tốt để các virut, nấm mốc, bệnh ngoài da... xâm nhập và tấn công cơ thể. Phổ biến nhất là bị u mềm lây với triệu chứng là những nốt gồ lên nổi trên da, đỉnh của những nốt này có vết lõm xuống và lan dần ra như mụn cóc.

Bệnh do vi nấm cũng thường gặp với các chứng bệnh hắc lào, nấm móng, nấm tóc, lang ben. Bệnh nhân thường xuất hiện các triệu chứng ngứa, viêm loét tại các vị trí thương tổn. Chất sát khuẩn trong nước gây viêm da tiếp xúc dị ứng với triệu chứng là da khô và bong tróc.

Bệnh liên quan đến phổi: Chất Clo có trong nước bể bơi rất dễ phản ứng với các chất, như urine và mồ hôi, để tạo nên sản phẩm phụ, chủ yếu là chất chloramines, có thể gây khó chịu cho hệ hô hấp của con người.

Bệnh hen: Thủ phạm gây ra căn bệnh này chính là các chất hóa học được sử dụng rất nhiều nhằm giữ cho nước bể bơi trong hơn. Các chất này xâm nhập đường hô hấp và kích hoạt các cơn hen. Nếu thấy có hiện tượng ho nhiều và khó thở, nên tạm dừng hoặc hạn chế đi bơi tại các bể bơi công cộng.

Bệnh da do ấu trùng sán vịt: Bệnh này còn gọi là "bệnh ngứa của người bơi lội".Vài phút sau khi ấu trùng thâm nhập qua da, bệnh nhân sẽ thấy ngứa, khoảng 2 giờ sau nổi các vết đỏ, 10 giờ sau nổi các sẩn mày đay.

Viêm kết mạc: Vi khuẩn Chlamydia Trachomatis gây bệnh viêm kết mạc sống rất thoải mái trong nước hồ bơi. Vì thế trẻ rất dễ mắc bệnh viêm kết mạc khi đi bơi. Khi bị viêm kết mạc, mắt bị cộm như có vật lạ ở trong, nước mắt chảy nhiều, có rất nhiều gèn, nhức mắt dữ dội khi nhìn thấy ánh sáng... Bệnh này nếu không chữa trị dứt điểm dễ dẫn đến rối loạn thị giác.

Nấm kẽ chân: Bệnh này do nấm Epidermophytin hoặc Trichophytin gây nên. Đối với nấm kẽ chân do Epidermophytin, da kẽ chân bị bợt trắng, có khi xuất hiện mụn nước ở rìa các ngón chân. Do ngứa nhiều, người bệnh phải gãi liên tục khiến các mụn nước bị vỡ, trợt, loét dễ bị nhiễm khuẩn thứ phát làm sưng tấy các ngón chân, lan trên bàn chân, hạch bẹn.

Bệnh viêm mũi, tai: Do bị nước lọt vào tai, nhất là nguồn nước ô nhiễm chứa nhiều vi khuẩn gây các bệnh viêm tai, mũi. Khi thấy tai, mũi có hiện tượng đau, ngứa, chảy nước, sốt nhẹ, phải ngừng bơi và đến gặp bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được khám và điều trị.

Bệnh về tóc: Các hóa chất dùng để khử trùng, làm sạch nước sẽ làm tóc bạn sẽ trở nên thô xơ và cứng, thậm chí là rụng tóc sau một thời gian đi bơi. Khi bơi bạn nên dùng mũ Nilon bảo vệ tóc để tránh cho tóc và da đầu tiếp xúc với những chất độc hại này.

Bệnh tiêu chảy: Nước là môi trường lý tưởng để ký sinh trùng gây tiêu chảy có tên khoa học là Cryptosporidium sinh sống. Loại ký  sinh trùng này gây tổn thương tế bào biểu mô ở dạ dày, ruột, đường hô hấp. Một người bị tiêu chảy có thể dễ dàng gây nhiễm bẩn bể bơi. Để ngăn lây lan các mầm bệnh tại bể bơi, bạn cần tránh để nước ở bể bơi xâm nhập vào miệng. Tắm rửa sạch sẽ trước khi bơi, rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh. Không nên đi bơi nếu bạn bị tiêu chảy, vì như thế dễ truyền bệnh cho người khác.

Bệnh phụ khoa: Do nước bể bơi có rất nhiều vi khuẩn nấm, vi trùng gây bệnh... nếu không vệ sinh sạch sẽ, các vi khuẩn nấm và vi trùng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, gây ra hiện tượng nhiễm nấm, viêm nhiễm đường sinh dục, nhất là với các bé gái và phụ nữ.

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement