31/08/2020 07:51
10 bài học kinh doanh từ cựu Chủ tịch Starbucks
Starbucks đã có một chặng đường kinh doanh nhiều dấu ấn và nhanh chóng trở thành một thương hiệu toàn cầu.
Ông Schultz lớn lên trong nghèo khổ và sống trong khu nhà công cộng ở Brooklyn, New York. Cuộc đời của ông sang trang mới khi đạt được thành công trong thương vụ nhượng quyền cà phê Seattle vào năm 1987 với giá trị 3,8 triệu USD sau khi tìm được nhà đầu tư.
Starbucks đã có một chặng đường kinh doanh nhiều dấu ấn và nhanh chóng trở thành một thương hiệu toàn cầu. Ảnh: latimes. |
Từ một quán cà phê nhỏ đặt tại Seattle vào năm 1971, Starbucks có 425 cửa hàng trong năm 1994 và vươn đến con số 19.767 vào năm 2013. Hiện với hơn 21.000 cửa hàng đặt tại 65 quốc gia, Starbucks là một trong những công ty phát triển nhanh nhất tại Mỹ.
Mặc dù sở hữu giá trị tài sản ròng hơn 4 tỷ USD và là người dẫn dắt của Starbucks trong hơn 3 thập kỷ, Howard Schultz vẫn cho rằng ông chỉ là một người bình thường, giống như tất cả mọi người khác.
Trong các bài giảng về kinh doanh của mình, Schultz chia sẻ: “Tôi không có bằng MBA và tôi cũng không học tại trường Ivy League. Tôi chỉ là một người bình thường như bạn, một người luôn có ước mơ thử sức và xây dựng một công ty tuyệt vời trong tương lai”.
Thương hiệu này làm những gì để trở thành hiện tượng tăng trưởng trong giới kinh doanh, người sáng lập Starbucks đã chia sẻ về những bí quyết kinh doanh của mình với 10 bài học vô giá.
Có một sứ mệnh
Starbucks có một sứ mệnh đơn giản: Truyền cảm hứng và nuôi dưỡng tinh thần con người, mỗi người, mỗi ly cà phê và mỗi vùng dân cư tại một thời điểm.
Tuyên bố về sứ mệnh được tuân thủ trong hơn 4 thập kỷ và Starbucks không chỉ là một quán cà phê. Đây trở thành địa điểm tụ tập bạn bè hay nơi gặp gỡ cho những người kinh doanh. Starbucks muốn cung cấp cho mọi người, bất kể tuổi tác, nghề nghiệp, hoặc vị trí trải nghiệm độc đáo: Các quán cà phê như là một nơi để thư giãn, làm việc và giao tiếp.
Ảnh: businessinsider. |
Đặt câu hỏi cho những thượng đế
Nếu Starbucks là nơi thường xuyên lui tới của bạn, bạn có thể nhận thấy rằng đôi khi nhân viên nơi ấy sẽ hỏi bạn đang muốn tìm kiếm điều gì. Đây là một kỹ thuật đơn giản và hiệu quả để phục vụ khách hàng tốt nhất, điều mà bất kỳ người kinh doanh nào cũng nên sử dụng. Khi bạn biết những gì khách hàng đang tìm kiếm, bạn có thể giúp họ có quyết định cuối cùng.
Hiểu khách hàng
Nếu bạn là một người thường xuyên, Starbucks hiểu rõ đồ uống ưa thích của bạn cũng như tên, cách bạn gọi đồ. Sự quan tâm tới từng chi tiết cá nhân là điều quan trọng, bởi nó mang đến cho khách hàng trải nghiệm đáng nhớ và khiến họ hạnh phúc.
Hãy sáng tạo
Starbucks làm tốt nhất trong việc duy trì những giá trị gốc của Hãng, nhưng công ty này cũng cực kỳ sáng tạo. Ví dụ, nhận ra khách hàng muốn dành nhiều thời gian tại cửa hàng, Starbucks bắt đầu cung cấp Wifi miễn phí từ năm 2010.
Nhận thấy rằng khách hàng dùng sản phẩm tại nhà, Starbucks đã tạo ra cà phê hòa tan với thương hiệu Via Instant Coffee. Công ty này thậm chí còn cho phép khách hàng trả tiền từ ứng dụng trên iPhone và là một trong những công ty đầu tiên tiến tới di động.
Vì vậy, điều quan trọng là đứng trên gốc rễ của bạn nhưng cũng quan trọng không kém là có khả năng thích nghi và chào đón sự thay đổi.
Ảnh: Getty Images. |
Đi ngược xu hướng
Bạn có thể nhận thấy Starbucks chỉ xuất hiện trên những góc phố. Starbucks đã làm điều này một cách cố ý. Thay vì tập trung vào mô hình thông thường như mật độ giao thông, vị trí của đối thủ cạnh tranh hay thậm chí nhân khẩu học, Starbucks phủ kín toàn bộ khu vực.
Trong khi có những lo ngại rằng điều này sẽ dẫn đến việc tự giết mình nhưng chính bước đi không giống ai này, bước di chuyển không chính thống này đã giúp công ty chiếm lĩnh thị trường bằng cách chặn các đối thủ cạnh tranh.
Đôi khi bạn chỉ cần đi ngược xu hướng và làm một cái gì đó mà người khác không làm. Nó có thể là nguy hiểm, nhưng nó có thể mang lại lợi ích cho công ty của bạn.
Nắm bắt truyền thông xã hội
Hầu hết chúng ta đều hiểu rằng phương tiện truyền thông xã hội có vai trò lớn trong việc quảng bá và tiếp thị của một công ty. Starbucks đã sử dụng Instagram để kể câu chuyện thương hiệu của mình. Không chỉ để giới thiệu sản phẩm mà Starbucks còn truyền tải thông điệp về niềm đam mê của thương hiệu bằng cách chia sẻ hình ảnh khách hàng tận hưởng cuộc sống hoặc tạo ra các hình ảnh thông minh.
Điều quan trọng bạn cần học hỏi là tìm được nền tảng phù hợp với thương hiệu của mình và thu hút khán giả.
Mọi thứ đều quan trọng
Hãy đổ mồ hôi ngay cả đối với những thứ nhỏ. Hãy chú ý đến từng chi tiết. Bởi vì vấn đề nằm trong tất cả mọi thứ.
Khi kế toán viên cho biết công ty có thể tiết kiệm tiền bằng cách chuyển giấy vệ sinh từ 2 lớp thành một lớp, ý tưởng đã bị từ chối. Starbucks cảm thấy rằng việc dùng giấy vệ sinh một lớp sẽ không đi đôi với hình ảnh của thương hiệu là "sang trọng có giá phải chăng" và thu một tách cà phê 4 USD là khó chấp nhận được.
Chọn đúng đối tác
Trong những năm qua Starbucks liên tiếp hợp tác với nhiều đối tác để mở rộng kinh doanh của mình. Ví dụ, công ty này hợp tác với Barnes & Noble vào năm 1993 để đem sản phẩm của mình vào các nhà sách trên nước Mỹ. Còn điều gì thú vị hơn là vừa đọc một cuốn sách vừa thưởng thức một tách cà phê?
Starbucks còn làm việc với một loạt tổ chức có vai trò phục vụ, hỗ trợ cộng đồng như Hội Chữ thập đỏ Mỹ, Global Green USA và Save the Children.
Cho dù bạn kết hợp với các doanh nghiệp bổ trợ hay phi lợi nhuận, điều này là một cách tuyệt vời để giới thiệu thương hiệu của bạn đến những thị trường mới một cách hiệu quả và nhanh chóng.
Nhất quán
Tính nhất quán là một trong những cách tốt nhất để tạo ra những khách hàng trung thành. Nếu bạn cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ khách hàng lên hàng đầu cùng với chất lượng, mọi người sẽ luôn luôn hy vọng để nhận được nó.
Starbucks đã thực hiện một công việc tuyệt vời là mang tới các sản phẩm và dịch vụ phù hợp. Nếu bạn bước vào một cửa hàng Starbucks yêu cầu một tách mocha, bạn có thể thưởng thức hương vị một cách chính xác dù ở thành phố New York như ở Seattle.
Có những nhà lãnh đạo giỏi
Năm 2007 Starbucks từng gặp rắc rối. Theo Chủ tịch Howard Schultz cho biết Công ty đã bị mất con đường của mình. "Việc theo đuổi lợi nhuận đã trở thành lý do của việc chúng tôi tồn tại nhưng đó không phải là lý do mà Starbucks trên con đường kinh doanh. Chúng tôi đã chạy theo lợi nhuận vượt quá những mong đợi từ khách hàng.”
Ông Schultz đã gửi 10.000 nhà quản lý đến New Orleans trong một hội nghị 4 ngày để giúp truyền cảm hứng, thách thức tới những nhân viên. Kết quả là 10.000 người này rời hội nghị với một làn sóng năng lượng. Đến năm 2013, Starbucks đạt mức lợi nhuận kỷ lục.
Có những nhà lãnh đạo đúng đắn tập trung trong quân đội là một chiến thuật đã được minh chứng trong mỗi doanh nghiệp thành công.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp