Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

1% người giàu nhất thế giới nắm giữ 82% tài sản tạo ra trong năm 2017

Doanh nghiệp

22/01/2018 17:00

Sự bùng nổ của giới tỉ phú không phải là dấu hiệu của một nền kinh tế phát triển mà là biểu hiện cho một hệ thống kinh tế đang suy yếu.

Trước thềm cuộc họp của Diễn đàn Kinh tế Thế giới diễn ra tại Davos (Thụy Sỹ) từ 23-26/1, tổ chức Oxfam ngày 22/1 công bố báo cáo cho biết 1% những người giàu nhất thế giới nắm giữ đến 82% lượng tài sản tạo ra trong năm 2017, trong khi 50% dân số nghèo nhất lại không nhận được gì.

Báo cáo trên cũng cho thấy khối tài sản của các nhà tỷ phú tăng nhanh gấp sáu lần so với tài sản của những người lao động bình thường kể từ năm 2010. Tính trong giai đoạn từ tháng 3/2016-3/2017, cứ hai ngày lại có một người bước lên hàng tỉ phú. 

Danh sách 10 tỉ phú giàu nhất thế giới.
Danh sách 10 tỉ phú giàu nhất thế giới.

Các số liệu của Oxfam đã vẽ nên một bức tranh kinh tế toàn cầu mà ở đó số ít người giàu có nắm giữ khối tài sản lớn hơn bao giờ hết, trong khi hàng trăm triệu người vẫn đang phải vật lộn để tồn tại với mức lương còm cõi.

Bà Winnie Byanyima, Giám đốc điều hành Oxfam, cho rằng sự bùng nổ của giới tỷ phú không phải là dấu hiệu của một nền kinh tế phát triển mà là biểu hiện cho một hệ thống kinh tế đang suy yếu.

Oxfam cũng nhấn mạnh tình cảnh khó khăn của bộ phận lao động nữ, những người thường có thu nhập thấp hơn nam giới và thường phải làm những công việc được trả lương thấp nhất và ít ổn định nhất. Tổ chức này chỉ ra rằng 90% tỉ phú là nam giới.

Dựa trên số liệu từ Ngân hàng Credit Suisse để so sánh lợi nhuận của các lãnh đạo hàng đầu và cổ đông của các doanh nghiệp với những người lao động bình thường, báo cáo của Oxfam cho thấy các giám đốc điều hành của năm thương hiệu thời trang hàng đầu thế giới chỉ mất bốn ngày để kiếm được số tiền mà những người công nhân may mặc ở Bangladesh phải dành cả đời mới có được.

Để đấu tranh chống lại sự bất bình đẳng đang ngày một gia tăng, Oxfam kêu gọi chính phủ các nước giới hạn lợi nhuận của cổ đông và giới lãnh đạo doanh nghiệp, thu hẹp chênh lệch thu nhập giữa hai giới, đẩy lùi nạn trốn thuế và tăng chi cho giáo dục và chăm sóc y tế.

NGUYỄN DUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement