Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thị trường bất động sản giảm sốc khiến ngành phụ trợ giảm tốc: Nhà thầu xây dựng và Vật liệu xây dựng điêu đứng (bài 1)

Không có nhiều dự án tung ra thị trường khiến lợi nhuận sau thuế quý III năm 2018 ngành xây dựng thấp nhất trong các quý III của 3 năm gần đây.

Tác động nhiều ngành

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) khẳng định bất động sản là ngành mũi nhọn phát triển đất nước. Chẳng hạn, các ngành kiến trúc sư, kỹ sư, thư ký, văn phòng, môi giới, quảng cáo, marketing… làm trong ngành bất động sản là vô cùng nhiều.

Người công nhân trong ngành thép, gạch, xi măng và vô số các ngành hóa chất dùng phục vụ để xây dựng công trình lớn. Riêng nhà thầu Hòa Bình (HBC) có hơn 2000 công nhân, nhà thầu Coteccon (CTD) cũng có con số tương đương đang làm việc.

Ngành bất động sản có liên quan đến hàng loạt ngành khác.
Ngành bất động sản có liên quan đến hàng loạt ngành khác.

Sau đó đến ngành thiết kế, tranh ảnh, giường tủ, nệm ra, giấy dán tương, đèn đóm trang trí, công nhân vệ sinh, bảo vệ...  Hầu như nngành nào cũng không  trực tiếp thì gián tiếp liên quan đến bất động sản.

“Như vậy 1 chung cư cao tầng được xây lên là tạo việc làm trực tiếp cho khoảng 300 người và 30. 000 người gián tiếp. Thời tín dụng lên cao quá lố cả 15 % trở lên, bất động sản ngừng lại khiến 100.000 doanh nghiệp giải thể. Câu chuyện đau lòng như vậy ko nên tiếp diễn nữa”, ông Châu nói.

Tuy nhiên, báo cáo tình hình thị trường bất động sản 10 tháng đầu năm 2018 của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho thấy nhiều quan ngại, khi tổng nguồn cung sản phẩm nhà ở đưa ra thị trường từ 65 dự án là 23.759 sản phẩm.

Trong đó, phân khúc cao cấp có 7.444 căn, chiếm tỷ lệ 31,3%. Phân khúc trung cấp có 11.731 căn, chiếm tỷ lệ 49,4%. Phân khúc bình dân có 4.584 căn, chiếm tỷ lệ 19,3%. So sánh với cùng kỳ năm trước thì phân khúc căn hộ cao cấp giảm ít nhất, chỉ giảm 9,6%. Phân khúc căn hộ trung cấp giảm 37,5%. Phân khúc căn hộ bình dân giảm mạnh đến 68%.

Tương tự, báo cáo nghiên cứu thị trường của Công ty Cổ phần DKRA Việt Nam cũng nêu, trong quý III năm 2018, thị trường có 18 dự án được mở bán, cung ứng 7.152 sản phẩm ra thị trường, bằng 79% so với quý trước.

Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt-VDSC đánh giá, kết quả quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2018 của ngành xây dựng, vật liệu chưa đáp ứng được kỳ vọng. Kết quả này được khảo sát từ những đại diện như Coteccons (CTD), Hòa Bình (HBC), Vicostone (VCS), Nhựa Bình Minh (BMP)...

VDSC cho rằng, xây dựng và vật liệu là ngành công nghiệp lớn thứ 6 trên thị trường nếu xét về vốn hóa, với giá trị lên tới 146.000 tỷ đồng. Các công ty trong lĩnh vực này hoạt động trong hai mảng chủ đạo là xây dựng và vật liệu xây dựng.

Tính đến ngày 7/11/2018, đây là lĩnh vực có 170 công ty niêm yết công bố kết quả kinh doanh của 9 tháng đầu năm 2018. Khởi đầu năm 2018, nhiều người tin rằng ngành xây dựng và vật liệu xây dựng có thể tiếp nối sự thành công trong năm 2017.

Tuy nhiên, các số liệu tài chính phát hành gần đây phần nào phản ánh kết quả chưa đáp ứng được kỳ vọng. Dù vậy, quý IV năm mới là thời gian cao điểm để các công ty xây dựng ghi nhận doanh thu. Do đó vẫn còn nhiều điều thú vị đón chờ nhà đầu tư trong những tháng cuối năm 2018.

Thấp nhất trong 3 năm qua

VDSC đánh giá, trong 9 tháng đầu năm 2018, tổng doanh thu của ngành xây dựng và vật liệu xây dựng đã tăng 6,7% lên 154.000  tỷ đồng. Trong khi lợi nhuận sau thuế đạt 8.000 tỷ đồng, giảm 24,1% so với cùng kỳ 2017.

Với kết quả này, ngành xây dựng và vật liệu xây dựng đã hoàn thành 67,3% doanh thu kế hoạch và 53,7% lợi nhuận sau thuế dự kiến. Những con số này có lẽ không phải là vấn đề đáng lo ngại, vì một phần lớn doanh thu sẽ được ghi nhận trong quý IV.

Tuy nhiên, đặc điểm tương tự về dòng chảy doanh thu vào những tháng cuối năm, các doanh nghiệp bất động sản cũng mới chỉ hoàn thành 43,4% lợi nhuận sau thuế mục tiêu và khoảng 62% doanh thu mục tiêu.

Vấn đề chính mà nhà đầu tư nên bắt đầu quan tâm, đó là sự giảm tốc trong tăng trưởng lợi nhuận sau thuế. Quý III năm 2018 là giai đoạn mà ngành ghi nhận doanh thu quý III thấp nhất trong vòng 3 năm gần nhất.

Điều này đã đặt ra câu hỏi rằng liệu lĩnh vực này đã đạt đến giai đoạn bão hòa trong chu kỳ hoạt động hay chưa. Chỉ tính riêng quý III năm 2018, ngành xây dựng và vật liệu đạt lợi nhuận sau thuế là 2.869 tỷ đồng, giảm lần lượt 8% theo quý và 17,5% so với cùng kỳ.

Nhiều nhà thầu xây dựng có doanh thu, lợi nhuận giảm mạnh trong quý III năm 2018. 
Nhiều nhà thầu xây dựng có doanh thu, lợi nhuận giảm mạnh trong quý III năm 2018. 

Sau giai đoạn tăng trưởng đều đặn từ quý II năm 2016 đến quý III năm 2017 và đạt đỉnh vào quý IV năm 2017, kết quả của 3 quý đầu năm 2018 cho thấy sẽ khó có thể có một sự bứt phá ngoạn mục trong giai đoạn cuối năm 2018.

Theo thống kê, trong số 19 ngành trên thị trường, xây dựng và vật liệu ghi nhận mức lợi nhuận sau thuế giảm đáng kể trong 9 tháng đầu năm 2018, khi giảm tới 24,1% so với cùng kỳ.

“Trên thực tế, nhiều công ty xây dựng đang gặp khó khăn trong việc tìm lời giải cho bài toán quản lí chi phí nguyên liệu đầu vào, cũng như giải quyết các vấn đề pháp lí liên quan đến cấp phép xây dựng tại các thành phố lớn”, VDSC nêu.

Hơn nữa, sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ cùng ngành khiến những công ty lớn lấn dần lấn sân sang các mảng xây dựng khác để giữ vững thị phần và vị thế của mình. Điều này buộc các công ty tìm tới các dự án xây dựng có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn để đảm bảo được dòng chảy về doanh thu, ví dụ như phân khúc xây dựng khu công nghiệp.

Sự biến động về doanh thu và lợi nhuận sau thuế cũng phần nào xuất phát từ thực tế là có nhiều công ty đang được phân loại vào lĩnh vực này và mỗi doanh nghiệp hoạt động đa dạng trong nhiều phân khúc xây dựng và kinh doanh nguyên vật liệu.

Quý III năm 2018 cũng là giai đoạn mà ngành xây dựng và vật liệu ghi nhận sự sụt giảm trong các tỷ suất đo lường khả năng sinh lời. Cụ thể, EPS của ngành đã giảm 8,6% xuống còn 1.535 đồng. Trong khi đó, ROE cho giai đoạn quý III năm 2018 dừng ở mức 6,4%, thấp hơn 2,6% so với ROE của quý III năm 2017.

Tương tự, ROA đã giảm gần 1% để kết thúc quý III năm 2018 ở mức 2,3%. Với kế quả này, ROE và ROA của ngành trong quý III năm 2018 đang ở mức thấp hơn nhiều so với ROE và ROA trung bình của tất cả các ngành, lần lượt là 9,6% và 4%.

Xét về sự thay đổi trong tỷ suất sinh lời, ROE của ngành ghi nhận mức giảm đáng kể là 2,6% và chỉ đứng sau mức giảm 5% của ngành Viễn thông, một ngành còn khá trẻ với 5 công ty niêm yết. Không có nhiều khác biệt, sự sụt giảm trong ROA cũng khiến ngành xây dựng và vật liệu nằm trong top 3 những ngành có tỷ suất sinh lời trên tài sản sụt giảm mạnh nhất so với năm 2017.

Bài 2: Ngành thép cũng hụt hơi và bão giông đang chờ

Tổng hàng tồn kho của ngành thép tại thời điểm 30/9/2018 là 36.963 tỷ đồng, tăng 2,3% so với đầu năm 2018. Nợ vay của toàn bộ ngành thép là gần 56.565 tỷ đồng, tăng 3.655 tỷ đồng. Ngành thép vẫn đạt tăng trưởng doanh thu nhưng đã phần nào giảm tốc. Biên độ lãi gộp bình quân quý III năm 2018 của ngành thép chỉ là 11%, thấp hơn nhiều so với con số 14,3% vào cùng kỳ năm trước.

NGUYỄN DUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement