Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Israel đối mặt với cáo buộc diệt chủng tại tòa quốc tế

Quân sự

12/01/2024 08:20

Ngày 11 và 12/1, Tòa án Công lý Quốc tế bắt đầu phiên xử vụ Nam Phi kiện Israel về cáo buộc diệt chủng ở Dải Gaza.

Israel cho biết sẽ tham gia phiên điều trần trước Tòa Công lý Quốc tế (ICJ), tự bảo vệ mình trước các cáo buộc từ Nam Phi rằng Israel phạm tội diệt chủng ở Gaza.

ICJ được thành lập sau Thế chiến II với mục tiêu giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia, là cơ quan tư pháp chính của Liên Hợp Quốc. ICJ có thẩm quyền xác định liệu một quốc gia có phạm tội "diệt chủng" hay không theo Công ước về Ngăn ngừa và Trừng phạt tội Diệt chủng năm 1948.

Theo hãng tin Reuters, các phiên điều trần sẽ chỉ giải quyết yêu cầu của Nam Phi về các biện pháp khẩn cấp ra lệnh cho Israel đình chỉ các hoạt động quân sự ở Gaza. Trong khi đó, tòa án xét xử nội dung vụ việc liên quan tới cáo buộc diệt chủng - một quá trình có thể tốn nhiều năm.

Trong đơn kiện dài 84 trang, Nam Phi cáo buộc Israel có ý định "tiêu diệt người Palestine ở Gaza như một phần của nhóm quốc gia, chủng tộc và sắc tộc Palestine rộng lớn hơn".

Theo họ, Israel đã gây thương vong quy mô lớn với dân thường Gaza, ném bom bừa bãi, tàn phá các khu dân cư, khiến người dân phải sơ tán hàng loạt, ngăn chặn khả năng tiếp cận lương thực, nước uống, dịch vụ y tế, chỗ ở, quần áo, vệ sinh của cộng đồng địa phương, xóa bỏ các thể chế dân sự của người Palestine và không cung cấp nơi trú ẩn an toàn cho dân Gaza.

Israel đối mặt với cáo buộc diệt chủng tại tòa quốc tế- Ảnh 1.

Phát ngôn viên chính phủ Israel Eylon Levy nói nước này sẽ tự bào chữa trước cáo buộc của Nam Phi rằng Israel phạm tội diệt chủng ở Gaza. Ảnh: Getty Images

Nam Phi cũng cáo buộc Israel ngăn cản người Palestine sinh đẻ bằng cách khiến người mang thai phải sơ tán, không cho họ tiếp cận nguồn thực phẩm, nước uống và y tế hay thậm chí giết hại họ.

Một nhóm luật sư đại diện cho Nam Phi sẽ có 3 giờ tranh luận tại Đại lễ đường Công lý tại Tòa án Công lý Quốc tế vào ngày 11/1, trong khi nhóm pháp lý của Israel sẽ có 3 giờ vào sáng ngày 12/1 để bác bỏ các cáo buộc.

Sau khi vụ kiện được đệ trình, Bộ Ngoại giao Chính quyền Palestine đã đưa ra tuyên bố kêu gọi tòa án "ngay lập tức hành động để bảo vệ người dân Palestine và kêu gọi Israel, thế lực chiếm đóng, ngừng tấn công dữ dội vào người dân Palestine, để đảm bảo một giải pháp pháp lý khách quan". Các quốc gia bao gồm Colombia và Brazil đã bày tỏ sự ủng hộ đối với Nam Phi.

Trước phiên điều trần, Thủ tướng Israel - ông Benjamin Netanyahu lần đầu tiên phản đối lời kêu gọi từ các thành viên cánh hữu trong chính phủ của ông về việc yêu cầu người Palestine tự nguyện rời khỏi Gaza, mở đường cho người Israel đến định cư ở đó.

"Tôi muốn nói rõ một số điểm là Israel không có ý định chiếm đóng vĩnh viễn Gaza hoặc di dời dân thường ở đây. Israel chỉ đang chiến đấu với những kẻ khủng bố Hamas, không phải người dân Palestine và chúng tôi đang làm như vậy hoàn toàn tuân thủ luật pháp quốc tế", ông Netanyahu cho biết.

Giới chức Israel khẳng định họ không nhắm mục tiêu vào dân thường hoặc cố gắng buộc người Palestine rời khỏi Gaza. Trái lại, Tel Aviv đổ lỗi cho Hamas vì sử dụng dân thường làm lá chắn sống. Họ cáo buộc Hamas và các nhóm liên kết tiến hành "chiến dịch diệt chủng" nhằm vào người Do Thái.

Israel phát động cuộc tấn công sau khi các chiến binh Hamas thực hiện một cuộc tấn công xuyên biên giới vào ngày 7/10/2023, trong đó Israel cho biết 1.200 người đã thiệt mạng và 240 người bị bắt cóc.

Kể từ đó, các lực lượng Israel đã khiến phần lớn Gaza trở nên hoang tàn và gần như toàn bộ 2,3 triệu người dân ở đây phải rời bỏ nhà cửa ít nhất một lần, gây ra thảm họa nhân đạo. Hơn 23.000 người Palestine đã thiệt mạng, trong đó phần lớn là trẻ em và phụ nữ.

Israel đối mặt với cáo buộc diệt chủng tại tòa quốc tế- Ảnh 2.

Nhóm người di chuyển bé gái bị thương sau một cuộc tập kích của Israel ở Dải Gaza hồi tháng 10 năm ngoái. Ảnh: AFP

Song ICJ chỉ có thẩm quyền xem xét cáo buộc chống lại các quốc gia, không phải những nhóm vũ trang phi nhà nước.

Theo giới chuyên gia, các phiên điều trần tại ICJ sẽ xem xét những "biện pháp tạm thời" nhằm ngăn tình hình ở Dải Gaza trở nên tồi tệ hơn trong lúc phiên tòa diễn ra. Một biện pháp mà Nam Phi đang yêu cầu là Israel phải "ngừng giết hại" dân thường ở Dải Gaza.

Các phán quyết của ICJ có tính ràng buộc về mặt pháp lý, nhưng việc thực thi chúng khá phức tạp và đôi khi bị bỏ qua. Nga đã từ chối thực hiện lệnh ngừng giao tranh với Ukraina do ICJ đưa ra hồi năm 2022.

McIntyre cho rằng phán quyết ủng hộ các biện pháp ngừng chiến tạm thời từ ICJ sẽ tạo động lực để Washington tăng sức ép lên Tel Aviv "mà không bị coi là lùi bước trước Hamas", cũng như gây áp lực chính trị mạnh mẽ lên Israel.

"Phán quyết đó sẽ là cái cớ để các đồng minh như Mỹ nói với Israel rằng 'các bạn cần giảm quy mô chiến sự ngay bây giờ'", McIntyre giải thích. "Nó cũng có thể thúc đẩy các đồng minh của Israel rút lại hỗ trợ hoặc viện trợ quân sự vì lo ngại về nguy cơ tiếp tay cho một hành động trái với luật pháp quốc tế".

Cuối cùng, dù ICJ có ra phán quyết như thế nào, McIntyre cho rằng vụ kiện có ý nghĩa đặc biệt trên khía cạnh duy trì luật pháp quốc tế.

"Nếu các bằng chứng mà Nam Phi đưa ra để chứng minh cho lập luận của mình được chấp nhận, vấn đề không còn nằm trong phạm vi tranh luận nữa", bà cho hay. "Điều quan trọng là các nước phải tiếp tục nhờ đến tòa án để đảm bảo rằng hành vi sai trái của bất kỳ quốc gia nào cũng không bị bỏ qua".

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement