Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Bánh gạo Nhật Bản đặt mục tiêu trở thành Starbucks tiếp theo

Cơ hội giao thương

06/11/2023 15:20

Nhà sản xuất bánh gạo hàng đầu của Nhật Bản đang tăng cường đẩy mạnh doanh số bán hàng ra nước ngoài, đặc biệt ở các nước châu Á.

Mục tiêu của Kameda Seika là tăng doanh thu bán hàng ở nước ngoài lên 30% vào năm 2027. Nhưng con đường phía trước của công ty có trụ sở tại quận Niigata này đầy những thách thức, từ việc tìm cách giới thiệu khoai chiên tây giòn hương vị nhẹ nhàng phong cách Nhật Bản để cạnh tranh với các đối thủ Mỹ và Châu Âu vốn có khẩu vị khác biệt xưa nay với ẩm thực châu Á.

Kameda đã điều chỉnh động cơ của mình để cạnh tranh tốt hơn trong cuộc đua. Dưới thời Lekh Raj Juneja, người đảm nhận chức năng chủ tịch và giám đốc điều hành vào năm 2022, công ty đã huy động các kỹ sư để phát triển sản phẩm, máy móc thiết bị để thiết lập hệ thống nghiên cứu và phát triển, tập trung vào công việc cải thiện hương vị và chất lượng.

Bánh gạo Nhật Bản đặt mục tiêu trở thành Starbucks tiếp theo - Ảnh 1.

Lekh Raj Juneja, Chủ tịch và Giám đốc điều hành gốc Ấn Độ của Kameda Seika, cho biết điểm mạnh của Nhật Bản là chất lượng cao và thiết kế sản phẩm phù hợp sở thích của người tiêu dùng.

Theo ông Juneja, đối tác rất quan trọng. Tại Việt Nam, họ tập trung phát triển và sản xuất sản phẩm, đồng thời tiếp tục mở rộng thị trường cho One One, một công ty thực phẩm hàng đầu tại địa phương. 

Tại Thái Lan, công ty đã hợp tác với Singha, nhà sản xuất bia hàng đầu địa phương. Kameda tham gia tích cực vào các hoạt động kinh doanh phù hợp với các địa phương ở mỗi quốc gia. Ở Campuchia, nơi có thị trường nhỏ, họ sẽ đóng vai trò là cơ sở sản xuất thiết bị gốc (OEM) và nhận đơn đặt hàng từ PepsiCo của Mỹ.

Ở Thái Lan, họ chỉ có thể sản xuất bánh làm từ gạo nếp ở Thái. Ở Việt Nam, công ty có thể đẩy mạnh sản xuất các loại bánh chiên giòn. Kameda muốn kết nối các đặc sản và nguồn nhân lực của từng quốc gia để điều chỉnh kế hoạch kinh doanh phù hợp cho các chiến lược hoạt động trong tương lai.

Tùy thuộc vào thị trường nước ngoài mà họ sẽ cấp phép và chuyển giao công nghệ sản xuất phù hợp cho từng sản phẩm. 

Bánh gạo Nhật Bản đặt mục tiêu trở thành Starbucks tiếp theo - Ảnh 2.

Công ty con của Kameda Seika tại Thái Lan xuất khẩu bánh gạo sang châu Âu và Mỹ. Ảnh: Nikkei

Khi giá nguyên liệu thô tăng cao, Kameda vẫn đảm bảo khả năng cạnh tranh về chi phí bằng cách thiết lập cơ sở ở Ấn Độ, Việt Nam và các quốc gia khác để sản xuất nhờ nguồn lao động giá rẻ.

Hiện tại, công ty đang nỗ lực cải thiện chất lượng sản phẩm, chia nhỏ lợi nhuận và cạnh tranh lâu dài. "Doanh thu bán hàng có thể tạm thời giảm nhưng điều đó không thành vấn đề", ông Juneja nói. 

Kế hoạch quản lý trung hạn mới nhất của công ty là áp dụng khái niệm lợi tức trên vốn đầu tư (ROIC). Hiện tại, ngoại trừ duy trì doanh thu từ các thương hiệu chính như Kaki no Tane và Happy Turn, họ sẽ ngừng sản xuất các sản phẩm không đem lại lợi nhuận cao. 

Số lượng nhà hàng Nhật Bản đang gia tăng ở nước ngoài. Tương tự như vậy, xuất khẩu đồ ăn nhẹ của Nhật Bản đã tăng hơn 10% về giá trị trong hai năm liên tiếp.

Điểm mạnh của Nhật Bản là sản phẩm được thiết kế bắt mắt phù hợp thị hiếu ngườI tiêu dùng ở khắp châu Á. 

Starbucks và KFC đã hai lần xây dựng thương hiệu toàn cầu về cà phê và gà rán. Kameda  tin rằng họ có thể làm điều tương tự đó khi bánh gạo Nhật Bản đã được xuất khẩu sang khoảng 40 quốc gia.

(Nguồn: Nikkei)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement