Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tránh thảm họa khi lái xe đường dài, đừng ỷ lại kinh nghiệm

Chơi xe

01/08/2018 05:32

Đi xe hơi đã là an toàn hơn xe máy, nhưng người lái và cả người ngồi trong xe cần có kinh nghiệm, kỹ năng và kiến thức để an toàn.

Thắt dây an toàn ở mọi vị trí ngồi

Có một sự thật là nhiều người mỗi khi bước lên xe hơi, là mặc định mình đã ở không gian an toàn khi tham gia giao thông, đặc biệt là những người không cầm lái. Điều này khiến không ít người không thắt dây an toàn, điều quan trọng nhất mỗi khi bước lên xe.

Seat belt - dây an toàn, cái tên đã nói lên tầm quan trọng của trang bị này, và không phải ngẫu nhiên nó xuất hiện ở mọi vị trí ngồi, đồng thời bắt buộc tất cả người ngồi trên xe phải cài dây trước khi xe lăn bánh. Đáng tiếc, điều này bị coi nhẹ tại Việt Nam.

Cài dây an toàn ở mọi vị trí ngồi trên xe hơi.
Cài dây an toàn ở mọi vị trí ngồi trên xe hơi.

Theo thống kê của Tập đoàn Toyota Nhật Bản, Việt Nam chỉ đạt tỉ lệ cài dây an toàn 20%, trong khi tại Nhật Bản là 90%.

Có rất nhiều lý do để người trên xe hơi không cài dây an toàn, nổi bật là nó làm vướng víu bất tiện, mất đi sự sang trọng khi ngồi trên xe hơi, hay xe chạy chậm không cần thiết sử dụng tới. Những lý do trên khiến thói quen cài dây an toàn không được xây dựng, và kể cả khi chạy trên đường cao tốc, nhiều người cũng quên luôn dây an toàn. Khi tai nạn xảy ra, thương vong nặng nề là điều khó tránh.

Dây an toàn giữ chặt người lái và hành khách trên ghế, và đảm bảo không bị lao về phía trước hay văng ra ngoài xe khi gặp tai nạn. Dây an toàn cũng khiến túi khí hoạt động hiệu quả, nếu không cài dây, túi khí không chỉ không có tác dụng mà còn gây thêm thương vong.

Tóm lại, dù bạn cầm lái hay là hành khách, việc đầu tiên khi bước lên xe là cài dây an toàn, và nhắc nhở mọi người trên xe cũng cài dây an toàn.

Tránh xa cơn buồn ngủ

Buồn ngủ luôn là nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ tai nạn giao thông. Khi buồn ngủ hay ngủ gật, người lái ngay lập tức rơi vào trạng thái không kiểm soát được chiếc xe và gây ra tai nạn.

Nhiều vụ tai nạn liên quan tới việc buồn ngủ khi lái xe.
Nhiều vụ tai nạn liên quan tới việc buồn ngủ khi lái xe.

Hãy ngủ đủ vào ngày trước khi phải lái xe đường dài, đây là cách tốt nhất để có phong độ cũng như sức khỏe tốt nhất cầm lái trong nhiều tiếng đồng hồ.

Nên nghỉ ngơi tầm 10 phút với mỗi 1-2 giờ lái xe liên tục, để thư giãn cơ thể, nạp thêm năng lượng, uống nước, duy trì sự tỉnh táo khi lái xe.

Có thể bật nhạc lớn, nghe radio, nhai kẹo cao su, uống cafe hay trà, cũng giúp bạn tỉnh táo phần nào khi lái xe. Tốt nhất người lái nên có người trò chuyện để không rơi vào trạng thái buồn ngủ.

Nếu đã cảm thấy buồn ngủ, hãy tìm cách dừng xe và nghỉ ngơi. Cố lái xe trong trạng thái này sẽ khiến cơn buồn ngủ ập đến bất cứ lúc nào và rất dễ xảy ra tai nạn.

Lái xe đúng luật giao thông

Lái xe quan trọng là tới đích. Đừng cố gắng phóng nhanh quá tốc độ quy định hay lạng lách vượt hết xe này tới xe khác. Hãy duy trì tốc độ ở mức cho phép, xi-nhan xin đường khi vượt, giữ tâm lý thoải mái khi cầm lái xe.

Lái xe đúng luật giao thông và luôn có ý thức lái xe an toàn.
Lái xe đúng luật giao thông và luôn có ý thức lái xe an toàn.

Khi lái xe đường dài, tài xế nên di chuyển ở vận tốc ổn định và tránh việc thốc ga hay phanh gấp, đánh lái quá nhiều. Điều này sẽ khiến những hành khách trên xe cảm thấy mệt mỏi và say.

Hãy giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước, đặc biệt trên đường cao tốc. Khoảng cách an toàn theo nguyên tắc 3 giây , tùy theo tốc độ của xe, sẽ giúp người lái kịp xử lý phanh hoặc đánh lái khi xe phía trước phanh gấp hoặc gặp sự cố bất ngờ. Bám đuôi xe phía trước không bao giờ là một ý hay, bởi khi xe phía trước chủ động phanh hay đánh lái gấp, xe phía sau sẽ không đủ thời gian và khoảng cách để phản ứng, và rất dễ xảy ra tai nạn.

Chú ý thời tiết

Không phải lúc nào thời tiết cũng thuận lợi. Nếu trời mưa hay gặp sương mù, nên giảm tốc độ để đảm bảo tầm nhìn cũng như khả năng xử lý trong điều kiện đường trơn ướt.

Nếu trời mưa quá to hay sương mù dày đặc, tìm một chỗ trú chân cũng là một cách hay để đảm bảo an toàn, khi tầm nhìn của mọi xe trên đường đều hạn chế và dễ xảy ra tai nạn.

Chú ý xe kích thước lớn

Xe khách lớn, xe khách giường nằm, xe tải lớn hay xe đầu kéo container luôn tiềm ẩn những nguy cơ gây ra tai nạn, mà phần thiệt luôn là những xe nhỏ hơn. Tầm quan sát của những chiếc xe to lớn cũng là hạn chế hơn, đặc biệt là ở phía sau.

Vì vậy, cần hết sức hạn chế bám đuôi những chiếc xe to lớn, và không chạy song song, để tránh các tình huống bất ngờ và rất khó xử lý.

Nếu cần vượt, hãy xi-nhan xin đường và vượt nhanh ở những đoạn đường thoáng và đảm bảo an toàn.

Nên kiểm tra xe trước mỗi hành trình để đảm bảo xe đạt phong độ tốt nhất.
Nên kiểm tra xe trước mỗi hành trình để đảm bảo xe đạt phong độ tốt nhất.

Kiểm tra xe trước hành trình

Nên kiểm tra tổng thể xe trước mỗi hành trình dài, quan trọng nhất là hệ thống lốp xe, phanh và hệ thống lái, sau đó là tới hệ thống đèn. Châm đầy nước làm mát, nước rửa kính, và kiểm tra lịch thay dầu (nhớt) để đảm bảo phong độ tốt nhất của xe trước hành trình.

Riêng với lốp xe cần được quan tâm nhiều nhất, vì đây là bộ phận tiếp xúc với mặt đường và cũng thường xuyên bị hỏng nhất khi lái xe đường dài. Kiểm tra và bơm chuẩn áp suất lốp xe, kiểm tra độ mòn của lốp và chú ý kiểm tra cả lốp dự phòng gắn trên xe.

An toàn luôn là thứ cần đặt lên trên hết trước mỗi hành trình. Người cầm lái nên xử lý các tình huống một cách cẩn trọng và không vội vã để không mắc sai lầm. Hành khách nên hợp tác bằng cách luôn cài dây an toàn mỗi khi lên xe, và chú ý quan sát người lái, nhắc nhở nghỉ ngơi khi người lái có dấu hiệu mệt mỏi hay buồn ngủ.

TÔ TÙNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement