13/02/2023 07:12
Quặng sắt Trung Quốc đảo chiều giảm giá
Thị trường thép trong nước duy trì ổn định về giá, trong thi thép thanh vằn giao sau trên thị trường Trung Quốc ở mức 4.021 CNY/tấn.
Giá quặng sắt với hàm lượng quặng sắt 63,5% vận chuyển đến Thiên Tân giảm xuống còn 128 USD/tấn từ mức cao nhất trong 7 tháng là 130 USD chạm vào ngày 30/1, khi các thương nhân đánh giá lại nhu cầu từ Trung Quốc trong bối cảnh nền kinh tế mở cửa trở lại.
Các nhà đầu tư cũng vẫn thận trọng khi mua các vị thế mua khi chính quyền Trung Quốc cam kết trấn áp nạn đầu cơ giá.
Tuy nhiên, kim loại quý này vẫn tăng giá sau kỳ nghỉ lễ kéo dài một tuần của đất nước và tăng 10% trong tháng đầu tiên của năm. Lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc đã phục hồi sau ba tháng sụt giảm theo dữ liệu PMI của NBS, hỗ trợ cho tâm lý lạc quan.
Ngoài ra, việc chính sách 'Zero COVID' kết thúc và các sáng kiến lớn nhằm thúc đẩy hoạt động xây dựng, chẳng hạn như bơm thanh khoản và hạn mức tín dụng mới cho các nhà phát triển, dự kiến sẽ kích thích nhu cầu thép.
Trong tương lai, sản lượng gang ở châu Á sẽ còn tăng nhiều hơn nữa. Việc nối lại sản xuất lò cao ở Nhật Bản vào tháng 3 sẽ bổ sung thêm 10.000 đến 15.000 tấn vào sản lượng.
Việc khôi phục sản xuất các lò cao ở nước ngoài sẽ giúp cân bằng cung cầu thép. Trong trường hợp này, giá thép ngoài nước sẽ kéo trở lại và cơ hội cho xuất khẩu trong nước sẽ tập trung vào tháng 2 đến tháng 4.
Về phía cung, Vale SA của Brazil, một trong những công ty khai thác lớn nhất thế giới, gần đây đã báo cáo sản lượng quặng sắt giảm 1% trong quý IV so với cùng kỳ năm trước.
Sau 4 đợt tăng liên tiếp kể từ đầu năm 2023, giá thép xây dựng đang dao động ở mức 15,5 - 16,5 triệu đồng/tấn tùy chủng loại và thương hiệu.
Ngày 7/2, một số doanh nghiệp sản xuất thép đồng loạt nâng 300.000 – 410.000 đồng/tấn với các sản phẩm thép xây dựng, lên khoảng 15,5 – 16,5 triệu đồng/tấn. Với một số doanh nghiệp, đây là đợt tăng giá thép thứ 4 liên tiếp kể từ đầu năm 2023 theo số liệu của Steel Online.
Cụ thể, doanh nghiệp thép Hòa Phát tại miền Bắc nâng 310.000 đồng/tấn đối với dòng thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Giá hai sản phẩm này hiện lần lượt ở mức 15,76 triệu đồng/tấn và 15,84 triệu đồng/tấn.
Tương tự khu vực miền Trung, thép cuộn CB240 và thép D10 CB300 cũng nhích 310.000 đồng/tấn, giá lần lượt ở mức 15,68 triệu đồng/tấn và 15,73 triệu đồng/tấn.
Riêng tại miền Nam, Hòa Phát cùng điều chỉnh tăng 410.000 đồng/tấn với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Hiện, giá của hai sản phẩm này lần lượt là 15,83 triệu đồng/tấn và 15,88 triệu đồng/tấn.
Còn thương hiệu thép Việt Ý tăng 310.000 đồng/tấn với dòng thép cuộn CB240 và D10 CB300, lần lượt lên mức 15,71 triệu đồng/tấn và 15,81 triệu đồng/tấn.
Với doanh nghiệp thép Việt Đức, dòng thép cuộn CB240 tăng 300.000 đồng/tấn, lên mức 15,5 triệu đồng/tấn; còn thép thanh vằn D10 CB300 nâng 310.000 đồng/tấn, hiện có giá 15,81 triệu đồng/tấn.
Cùng mức tăng 300.000 đồng/tấn, giá thép cuộn CB240 và D10 CB300 của thương hiệu Việt Nhật đang ở mức 15,88 triệu đồng/tấn.
Với thương hiệp Pomina, dòng thép cuộn CB240 nhích 300.000 đồng/tấn, lên mức 16,52 triệu đồng/tấn; còn thép thanh vằn D10 CB300 tăng 310.000 đồng/tấn, hiện có giá 16,58 triệu đồng/tấn.
Trong ngày 7/2, một số thương hiệu vẫn giữ nguyên mức giá so với đợt điều chỉnh gần nhất (31/1) bao gồm thép miền Nam, Gang thép Tuyên Quang, thép Vina Kyoei, thép Việt Mỹ…
Tin liên quan
Chủ đề liên quan
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp