Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Nợ công là gì? Ảnh hưởng của nợ công đến phát triển nền kinh tế

Kiến thức kinh tế

02/03/2023 09:28

Nợ công là gì? Phân loại và sự ảnh hưởng của nợ công đến phát triển nền kinh tế.

Nợ công là gì?

Nợ công có tên tiếng Anh là "Public Debt, Government Debt hay National Debt" hay còn gọi là nợ chính phủ hay nợ quốc gia là tổng giá trị các khoản tiền mà Nhà nước từ trung ương đến địa phương đi vay nhằm bù đắp cho các khoản thâm hụt ngân sách trong một thời điểm nào đó.

Các khoản vay này có thể đến từ các nhà đầu tư trong nước, có thể từ nước ngoài qua nhiều hình thức như phát hành trái phiếu,…

Phân loại nợ công

- Theo thời hạn đi vay, nợ công gồm:

+ Nợ ngắn hạn: là các khoản nợ có thời hạn vay dưới một năm để bù đắp các khoản bội chi tạm thời của ngân sách Nhà nước. Nguồn trả nợ ngắn hạn là các khoản thu ngân sách Nhà nước được thực hiện trong tương lai.

+ Nợ trung và dài hạn: là các khoản nợ có thời hạn vay từ một năm trở lên để huy động vốn cho đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng. Nguồn trả nợ được thu từ phí, giá dịch vụ và từ nguồn thu của ngân sách Nhà nước.

- Theo phạm vi huy động vốn, nợ công được chia thành:

+ Nợ vay trong nước: Được thực hiện bằng cách phát hành trái phiếu Chính phủ để vay dân cư, các tổ chức kinh tế - xã hội và ngân hàng trong nước.

+ Nợ vay nước ngoài: Vay nợ nước ngoài của Chính phủ là phương thức huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ ra nước ngoài; kí kết các hợp đồng vay nợ với Chính phủ, với các tổ chức tài chính tiền tệ thế giới và từ nguồn ODA.

Mục đích của việc huy động nợ công

Mục đích nợ công là sử dụng trong việc phát triển kinh tế, xã hội vì lợi ích chung: Các khoản vay nhà nước đã huy động được sử dụng cho mục đích chung của cả một quốc gia chứ không được sử dụng riêng cho một cá nhân, tổ chức nào. Vì thế các khoản vay này phải được sử dụng một cách hợp lý nhằm phục vụ cho việc cân bằng ngân sách, phát triển kinh tế nước nhà.

Nợ công là gì? Ảnh hưởng của nợ công đến phát triển nền kinh tế - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Nợ công thường phát sinh do các cấp chính quyền chi tiêu (kể cả chi thường xuyên và chi đầu tư) mà dẫn đến thâm hụt ngân sách chính phủ. Để bù đắp các khoản thâm hụt ngân sách này, để tránh nguy cơ lạm phát cao, các chính phủ phải đi vay từ các nguồn trong và ngoài nước chứ không chọn phương án phát hành tiền.

Nợ công giúp chính phủ tăng cường được nguồn vốn để phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, xã hội. Nợ công tận dụng được các nguồn tài chính nhàn rỗi của cá nhân, tổ chức trong nước, tận dụng được sự hỗ trợ từ nước ngoài và các tổ chức tài chính quốc tế.

Các hình thức vay nợ của chính phủ

Việc vay nợ của chính phủ có 2 hình thức phổ biến

- Phát hành trái phiếu chính phủ: Chính phủ có thể phát hành trái phiếu bằng nội tệ và ngoại tệ để thực hiện vay tiền từ các tổ chức hay cá nhân. Đối với hình thức phát hành bằng nội tệ thì không có rủi ro tín dụng vì chính phủ có thể tăng thuế hoặc in thêm tiền để thực hiện hiện việc thanh toán gốc lẫn lãi khi đáo hạn. 

Đối với trái phiếu do chính phủ phát hành bằng ngoại tệ có rủi ro tín dụng vì có thể chính phủ không đủ ngoại tệ để thanh toán, mặt khác còn có rủi ro về tỷ giá hối đoái.

- Vay trực tiếp: Chính phủ có thể vay tiền trực tiếp từ các ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức quốc tế hoặc quốc gia khác.

Ảnh hưởng của nợ công đến phát triển nền kinh tế

Nợ công có những ảnh hưởng và chi phối rất lớn đối với một nền kinh tế. Do vậy chúng mang lại cả những lợi ích và hạn chế.

Lợi ích của nợ công

Bất kỳ một khoản tiền nào cũng sẽ mang lại những giá trị của nó và khi nhà nước chấp nhận vay tiền tức là đã xác định được rõ ràng phần lợi ích của khoản vay đó mang lại đối với sự phát triển của đất nước.

Nợ công làm gia tăng thêm nguồn lực cho nhà nước. Nợ công cũng giúp tăng cường nguồn vốn phát triển cơ sở hạ tầng và tăng khả năng đầu tư vào đồng bộ của Nhà nước. Nếu như có được chính sách huy động nợ công hợp lý thì nhu cầu về nguồn vốn sẽ từng bước được giải quyết để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, từ đấy giúp gia tăng được năng lực sản xuất cho nền kinh tế.

Nợ công là gì? Ảnh hưởng của nợ công đến phát triển nền kinh tế - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Huy động nợ công sẽ góp phần vào tận dụng được nguồn tài chính nhàn rỗi trong dân. Việc này sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cho cả việc công lẫn việc tư.

Nợ công sẽ tận dụng được những sự hỗ trợ từ nước ngoài và các tổ chức tài chính quốc tế. Tài trợ quốc tế là một trong những hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng của những nước phát triển muốn tác động đến những quốc gia nghèo, cũng như muốn quan hệ hợp tác kinh tế song phương.

Tác động tiêu cựa của nợ công

Phải trả lãi cao: Nếu như trước đây, Việt Nam được nhận các khoản vay ưu đãi vì nằm trong danh sách các nước nghèo, kém phát triển thì nay với nền kinh tế đã chạm mốc của các nước đang phát triển, có thu nhập trung bình tại châu Á, Việt Nam sẽ không còn được hưởng các khoản vay lãi suất tốt nữa.

Nguy cơ tham nhũng: Mỗi khoản vay đều lên tới chục triệu/tỉ đô, nếu khoản vay không được kiểm soát chặt chẽ mục đích sử dụng, tiến độ sử dụng vốn, có thể dẫn đến tham nhũng hay thất thoát nguồn tiền.

Làm thuế tăng cao: Một trong những cách để tăng ngân sách chi trả cho các khoản nợ công là tăng thuế, lúc đấy người dân sẽ phải chịu áp lực tài chính nhiều hơn để đóng góp cho ngân sách trả nợ.

Nguy cơ bẫy nợ công: Khi cho các chính phủ vay, lãi suất chỉ là một phần trong thỏa thuận; các chủ nợ có thể cài thêm các điều khoản "khó đỡ" khác vào khoản vay, khiến bên vay không kịp trở tay và mắc vào bẫy nợ công. Trừ các chủ nợ thuộc các tổ chức quốc tế như Quỹ tiền tệ thế giới IMF, ngân hàng phát triển châu Á (ADB) lập ra với mục đích minh bạch là hỗ trợ các gói vay giúp phát triển kinh tế các quốc gia; các chủ nợ thuộc các Quốc gia khác có thể "đính kèm" lợi ích chính trị, quân sự vào trong khoản vay.

(Tổng hợp)

TRUNG HIẾU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement