Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Lãi suất chạm đáy, dòng tiền gửi rời khỏi ngân hàng

Ngân hàng

02/05/2024 16:04

Trong bối cảnh lãi suất liên tục chạm đáy, tiền gửi của cả khách hàng doanh nghiệp và dân cư đều giảm mạnh.

Theo số liệu Ngân hàng Nhà nước vừa cập nhật về tiền gửi của khách hàng tại hệ thống tổ chức tín dụng đến cuối tháng 1/2024, tiền gửi của cả khách hàng doanh nghiệp và dân cư đều giảm mạnh trong tháng đầu năm.

Cụ thể, tổng tiền gửi của khách hàng tại hệ thống ngân hàng cuối tháng 1/2024 đạt hơn 13,17 triệu tỷ đồng, giảm gần 200 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2023.

Trong đó, tiền gửi của các tổ chức kinh tế cuối tháng 1/2024 là hơn 6,67 triệu tỷ đồng, giảm hơn 165.000 tỷ đồng so với cuối năm 2023, tương đương giảm 2,41%. Trước đó, tiền gửi của nhóm khách hàng này đã tăng đột biến hơn 457.000 tỷ đồng trong tháng 12/2023 lên mức kỷ lục hơn 6,84 triệu tỷ đồng.

Lãi suất chạm đáy, dòng tiền gửi rời khỏi ngân hàng- Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Tương tự, tiền gửi của dân cư cũng giảm hơn 34.600 tỷ đồng, tương đương 0,53% trong tháng đầu năm 2024, xuống mức gần 6,5 triệu tỷ đồng. Đáng chú ý, đây là tháng đầu tiên tiền gửi dân cư quay đầu sụt giảm, sau khi đã liên tục tăng trưởng 25 tháng liên tiếp trước đó.

Cũng theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến 25/3, huy động vốn (gồm dân cư và tổ chức) của các tổ chức tín dụng hạ 0,76% so với đầu năm, trong khi cùng kỳ năm ngoái tăng gần 1,2%.

Như vậy, sau giai đoạn gửi ồ ạt, dòng tiền vào hệ thống ngân hàng đã dịch chuyển trước môi trường lãi suất thấp kéo dài.

Đến nửa cuối tháng 3, lãi suất huy động tại các ngân hàng mới bắt đầu rục rịch tăng ở các kỳ hạn ngắn.

Sáng nay (2/5), ngân hàng ACB tăng 0,2 điểm phần trăm lãi suất huy động các kỳ hạn từ 1 đến 3 tháng. Lãi suất các kỳ hạn 1-2-3 tháng tăng lên lần lượt là 2,5% - 2,7% - 2,9%/năm.

Tính cả ACB, đến nay đã có khoảng 16 ngân hàng tăng lãi suất huy động, gồm: ACB, Bac A Bank, BIDV, BVBank, CB Bank, Eximbank, GPBank, HDBank, KienLong Bank, MSB, NCB, OceanBank, PVComBank, TPBank, VietinBank, VPBank.

Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng lãi suất sẽ tăng lên vào nửa cuối năm 2024 nhưng điều này chưa thực sự rõ rệt vì còn phụ thuộc nhiều vào nhu cầu về vốn trong nền kinh tế.

Ông Thịnh nhận xét, gần đây, các ngân hàng đã rục rịch tăng lãi suất huy động nhưng chỉ là mức tăng nhẹ khoảng 0,1-0,2 điểm phần trăm ở các kỳ hạn trung và dài hạn trên 13 đến 36 tháng. Động thái này nhằm mục đích tăng vốn trung và dài hạn. Đây là nguồn vốn có thể thay thế cho vốn chủ sở hữu doanh nghiệp trong các chỉ tiêu đảm bảo an toàn vốn. Điều này giúp tăng độ an toàn trong hệ thống ngân hàng, theo VTC News.

TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng độc lập phân tích, Mỹ vẫn đang duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt, giữ lãi suất ở mức cao nhằm kiểm soát lạm phát.

Theo chuyên gia này, khi Fed giảm lãi suất, chênh lệch lãi suất giữa tiền USD và tiền Đồng giảm đi, sẽ làm giảm áp lực tỷ giá, từ đó tạo ra sự ổn định cho nền kinh tế Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ có nhiều dư địa hơn trong các chính sách tiền tệ.

TS Phạm Xuân Hòe, nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng đưa ra nhận định, do lãi suất thấp, dòng tiền đã có xu hướng dịch chuyển sang các kênh đầu tư khác như vàng, bất động sản, chứng khoán…

Trong đó, riêng đối với vàng trong quý 1/2024 giá đã tăng 23%, do đó, chỉ cần nắm vàng từ đầu năm người dân đã lãi 23%. Trên thị trường chứng khoán, dòng tiền trong nước cũng “cân” toàn bộ lượng bán ròng của khối ngoại. Số lượng tài khoản mở mới tăng, giao dịch bình quân trung bình 27.000 tỷ đồng một phiên. Cùng với đó, tiền vào thị trường bất động sản cũng có sự phục hồi đáng kể với hàng loạt yếu tố tích cực, theo PetroTimes.

Dẫu vậy, theo TS Phạm Xuân Hòe, với xu hướng nhích lãi suất tiền gửi từ nay tới cuối năm thì tiền gửi ngân ngân cũng sẽ phục hồi.

AN LY (tổng hợp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement