Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Khi thời trang bền vững lên ngôi ở châu Á

Thời trang

26/11/2023 17:47

Thế hệ Z và những người tiêu dùng trẻ khác ở châu Á ngày càng quan tâm đến thời trang bền vững như lựa chọn thuốc nhuộm tự nhiên, da thuần chay và các lựa chọn khác thân thiện hơn với môi trường.

Kilomet 109 là tên thương hiệu thời trang của nhà thiết kế Vũ Thảo - một trong những giám khảo của Tuần lễ Thiết kế Việt Nam. Đây là công ty tiên phong trong việc bảo tồn chất liệu và nguồn nguyên liệu bản địa, cũng như mong muốn lan tỏa những giá trị văn hóa bản địa của Việt Nam ra thế giới. 

Theo thương hiệu, Kilomet 109 hướng tới các hoạt động bền vững và thân thiện với môi trường, chẳng hạn như sử dụng các nguyên liệu có nguồn gốc địa phương được trồng mà không dùng thuốc trừ sâu.

Và quan trọng hơn, các sản phẩm của Kilomet 109 đều được làm từ các vật liệu tự nhiên theo một quy trình khép kín, từ khâu trồng nguyên liệu ban đầu, cho đến thu hái, sơ chế, se sợi, dệt, nhuộm, vẽ sáp ong và cán/mài đá, thêu… để cuối cùng cho ra đời những sản phẩm được làm từ những nguyên liệu thân thiện với môi trường. 

Khi thời trang bền vững lên ngôi ở châu Á- Ảnh 1.
Khi thời trang bền vững lên ngôi ở châu Á- Ảnh 2.
Khi thời trang bền vững lên ngôi ở châu Á- Ảnh 3.

Hình ảnh những nghệ nhân địa phương nhuộm vải thủ công. 

Trong quy trình kỹ thuật này, hầu như không có nguyên liệu nào là thừa và bị bỏ đi một cách lãng phí. Đến những bã của các thân cây chàm, gai dầu sau khi được chiết xuất làm màu nhuộm hay sợi bông cùng được tận dụng để ủ làm phân bón cho các cánh đồng nguyên liệu. Cứ như thế, một vòng tròn tuần hoàn, tái sinh luôn được tiếp diễn.

"Quy trình tự nhiên có tính tuyệt đối cao. Nguyên liệu tự nhiên phải nhuộm chất liệu tự nhiên, nếu không, một sợi vải tổng hợp cũng sẽ nổi lên", bà Thảo nói.

Cộng đồng nghệ nhân tự chủ trong chuỗi sản xuất giúp cây trồng luân canh thường xuyên, không sử dụng hóa chất, không cần tưới quá nhiều nước, bảo vệ được thảm thực vật địa phương.

"Cây bông mùa ẩm không cần tưới tiêu và tự làm lành đất đai bị hoang hóa. Cây chàm mùa mưa cũng không cần tưới nước, cho lợi nhuận kinh tế cao hơn cây công nghiệp. Thời trang bền vững là dòng chảy văn hóa lâu đời đã tồn tại ở Việt Nam từ xa xưa", nhà thiết kế chia sẻ. 

Khi thời trang bền vững lên ngôi ở châu Á- Ảnh 4.

Bên trong cửa hàng Flagship của Kilomet 109.

Ở Ấn Độ, túi da thuần chay của Rashki đang được phụ nữ đi làm ưa chuộng. Những chiếc túi làm từ sợi của cây chuối có thể được sử dụng làm túi đeo vai hoặc ba lô. Tài khoản Instagram của thương hiệu này chứa đầy những bình luận lên tiếng ủng hộ những sản phẩm không gây hại cho động vật.

Da thuần chay được làm từ chất hữu cơ, vừa không độc hại, vừa có khả năng phân hủy. Về nguồn nguyên liệu đầu vào, da thuần chay có nguồn gốc từ vật liệu hữu cơ được làm từ chất hữu cơ hoàn toàn bảo vệ môi trường. Hơn nữa, còn có thể tận dụng lại nguồn phế phẩm hữu cơ trong các ngành sản xuất thực phẩm. 

Theo báo cáo từ The Business Research Company có trụ sở tại London, thị trường toàn cầu về thời trang bền vững đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 6,5% kể từ năm 2017 lên 7,5 tỷ USD vào năm 2022. Trong giai đoạn 2022 đến 2032, con số này được dự báo sẽ tăng hơn gấp đôi, lên 16,8 tỷ USD.

Thị trường châu Á - Thái Bình Dương vốn đã là khu vực lớn nhất trong danh mục, chiếm 33% tổng thị trường vào năm 2022, dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ khoảng 10% mỗi năm. Nam Á và Đông Nam Á có tỷ lệ người tiêu dùng trẻ tuổi cao hơn châu Âu và Mỹ - và họ ngày càng coi trọng các sản phẩm bền vững với môi trường và được sản xuất có tính đến phúc lợi động vật và nhân quyền.

Khi thời trang bền vững lên ngôi ở châu Á- Ảnh 5.

Những bộ quần áo được làm từ vải nhuộm màu tự nhiên vẫn có tính ứng dụng cao và bền vững với môi trường.

Sử dụng vật liệu địa phương cũng có thể giúp củng cố cộng đồng và nền kinh tế địa phương - một vấn đề khác mà người tiêu dùng trẻ tuổi quan tâm. Nhật Bản cũng đang chứng kiến sự lan rộng của thời trang bền vững với sự liên kết với các quốc gia khác ở châu Á.

Nhà bán lẻ quần áo đặc biệt - thương hiệu Ten mới của Enter the E được đặt tên theo ý tưởng rằng người tiêu dùng sẽ muốn mặc quần áo của họ trong 10 năm, được sản xuất bằng các kỹ thuật đặc biệt để giảm thiểu tình trạng vón cục và giãn khi mặc lâu dài. Các kỹ thuật trên được dạy trực tiếp cho công nhân nhà máy ở Bangladesh.

Tomomi Uetsuki, người đứng đầu Enter the E và ra mắt thương hiệu Ten vào năm 2023, báo cáo phản hồi tích cực: "Cơ sở khách hàng của chúng tôi, chủ yếu là những người ở độ tuổi cuối 20 đến đầu 30, đang ngày càng mở rộng". 

Kilomet 109 hiện làm việc với các cộng đồng nghệ nhân thủ công truyền thống như Nùng An (Cao Bằng), Thái Trắng (Hòa Bình), H'Mông Xanh (Hòa Bình), H'Mông Đen (Lào Cai), Khmer (An Giang), xưởng nghệ nhân nhuộm lụa mặc nưa (An Giang), xưởng dệt lụa vân (Hà Tây), xưởng dệt lụa (Lâm Đồng).

Mỗi cộng đồng này có khoảng 8-12 người, tự chế tác chất liệu từ đầu đến cuối, gieo hạt trồng bông và cây gai dầu, thu hoạch, chăn tằm ươm tơ, giã sợi dệt vải, nhuộm thủ công từ các nguyên liệu hữu cơ hoa lá cỏ cây.

Mặc dù là kỹ thuật chung, nhưng với nguồn nguyên liệu, nguồn nước cùng các phương pháp chế tác thủ công khác nhau sẽ cho ra những nguyên vật liệu, chất liệu khác nhau. Cùng là dệt lanh, nhuộm chàm nhưng kỹ thuật của người Mông xanh ở Pà Cò (Hòa Bình) không giống người Mông đen ở Sapa (Lào Cai). Vì thế, sẽ cho ra những tấm vải lanh, đũi có màu sắc, chất liệu khác nhau.

(Nguồn: Nikkei)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement