Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Phải tìm cách chấm dứt đà tăng 'điên cuồng' của giá vàng

Vàng - Ngoại tệ

11/05/2024 12:44

Tính đến cuối ngày 10/5, giá vàng miếng SJC đã tăng lên mức cao nhất là 92,4 triệu đồng/lượng, đắt chưa từng có. Bất chấp mọi nỗ lực bình ổn của Ngân hàng Nhà nước, giá vàng vẫn tăng như vũ bão và đi ngược chiều thế giới. Các chuyên gia nhận định nếu cứ kéo dài sẽ tác động xấu đến kinh tế.

Cuối ngày 10/5, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 90,1- 92,4 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, tăng 3 triệu đồng/lượng so với đầu giờ sáng. Chỉ trong vòng 2 ngày, giá vàng miếng tăng gần 6 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn cũng tăng theo hơn 1 triệu đồng/lượng trong ngày 10/5. Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng nhẫn tròn trơn 75,4- 76,9 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra.

Theo ghi nhận của PV Tiền Phong, người dân vẫn tiếp tục mua vào cả vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn khiến một số cửa hàng cháy vàng SJC.

Giá vàng miếng gần đây tăng điên cuồng bất chấp giá thế giới không có biến động và thậm chí đi xuống. Vì thế, theo giới chuyên gia, đó là sự tăng giá bất thường.

Đã có nhiều chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng, cơ quan quản lý về việc thanh tra thị trường vàng, xử lý mọi hành vi đầu cơ, đẩy giá nhưng các chuyên gia cho rằng điều này vẫn chưa đủ mạnh để kìm chân giá vàng khi chưa có chế tài cụ thể và đủ mạnh.

Nhiều chuyên gia còn nghi ngại, kịch bản giá vàng miếng SJC tăng vọt bất thường như hiện nay là có chủ ý, nhằm tạo thuận lợi cho kinh doanh vàng nhẫn. Từ trước đến nay giá vàng tăng được lý giải là do thiếu cung nhưng đến khi đấu thầu để tăng cung thì kết quả cho thấy thị trường cũng không cần nguồn cung này. Nhiều phiên đấu thầu đã bị hủy bỏ, trong khi 2 phiên thành công chỉ bán được 6.800 lượng.

"Không thể buông lỏng quản lý vàng nhẫn, trong khi đó chính là một dạng tiền tệ, vàng nhẫn không phải vàng trang sức”, một chuyên gia nhận định.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng đặt câu hỏi: Có phải vì giá vàng không ảnh hưởng nhiều đến kinh tế nên cơ quan quản lý chưa muốn bỏ nhiều dự trữ ngoại tệ để kéo giá vàng xuống thấp hơn, đồng thời cũng chưa mạnh tay "dẹp loạn"?

PGS.TS. Ngô Trí Long cũng nhận xét những bất cập trên thị trường vàng rất chậm được giải quyết, chứng tỏ sự chưa quyết liệt của các cơ quan ban ngành khi can thiệp vào thị trường này.

Nhiều phân tích chỉ ra rằng cơ chế quản lý thị trường vàng trong nước còn bất cập, thể hiện sự lỗi thời của Nghị định 24. Chính phủ, Thủ tướng đã ra nhiều công điện yêu cầu bình ổn thị trường vàng; thực hiện nguyên tắc thị trường để quản lý, giảm bớt chênh lệch của giá vàng trong nước với giá vàng thế giới. Tuy vậy, đến nay, nút thắt này vẫn chưa được tháo bỏ, theo VTC News.

“Quan trọng là phải cấp bách thay thế Nghị định 24. Việc cân nhắc sửa Nghị định này đã được đưa ra các hội thảo, hội nghị một vài năm nay rồi mà chưa vẫn chưa sửa được”, ông Long nói.

Nhiều chuyên gia cũng chỉ ra rằng giá vàng tăng một cách vô lý ngoài yếu tố tâm lý của người dân chính là do sự độc quyền trên thị trường. "Thế độc quyền này từ lâu đã được cảnh báo nên dẹp bỏ nhưng cơ quan quản lý vẫn chưa đưa ra được quyết định cuối cùng.

Thị trường vàng sẽ ổn định khi có chính sách ổn định, cùng với cơ chế giám sát chặt chẽ hơn. Từ đó, giảm hiện tượng đầu cơ, găm giữ và đẩy giá tăng phi lý, tạo sự minh bạch, phát triển bền vững. Do đó các cơ quan chức năng cần vào cuộc ngay", một chuyên gia nêu ý kiến.

Ông Nguyễn Thế Hùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam - cho rằng, chênh lệch giá vàng quốc tế với giá vàng trong nước quá lớn như vậy gây ra hậu quả không tốt cho thị trường. Ông Hùng cho rằng, không có lý do gì vẫn giữ độc quyền vàng miếng SJC. Chỉ cần xóa bỏ độc quyền, giá vàng miếng sẽ lập tức hạ 10 triệu đồng/lượng, theo TPO.

Nhiều chuyên gia đều thống nhất cần phải sửa đổi Nghị định 24 về quản lý vàng miếng càng nhanh càng tốt. Ngân hàng Nhà nước nên coi vàng là một hàng hóa khá thông thường, mọi người đều có thể sử dụng và quản lý bằng thuế thay vì độc quyền. Việc xóa bỏ độc quyền sẽ có nhiều doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất vàng miếng để đáp ứng nhu cầu của người dân. Khi cung được tự do, được cạnh tranh bình đẳng, người dân tiếp cận vàng tích lũy sẽ dễ hơn, sẽ không còn tình trạng khan hiếm nữa. Tâm lý càng khan hiếm giá càng tăng và người dân càng xếp hàng đi mua. Nếu cung vàng đủ thị trường sẽ ổn định hơn.

AN LY (tổng hợp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement