Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Chuyện gì đang xảy ra ở Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình?

Doanh nghiệp

03/01/2023 15:10

Ngày 31/12/2022, HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HOSE: HBC) đã công bố hoãn thi hành đơn xin từ nhiệm của ông Lê Viết Hải và ông Hải quay trở lại vị trí Chủ tịch HĐQT kể từ ngày 1/1/2023, trong khi trước đó tập đoàn này đã công bố chủ tịch mới là ông Nguyễn Công Phú.

Từ nhiệm rồi lại thôi!

Theo thông tin từ tập đoàn Hòa Bình, HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình đã thông qua việc hoãn thi hành đơn xin từ nhiệm (được ký ngày 12/12/2022) chức vụ Chủ tịch HĐQT của ông Lê Viết Hải kể từ ngày 1/1/2023 cũng như hoãn thi hành đơn từ nhiệm của ông Lê Viết Hải xin rút khỏi tư cách thành viên Hội đồng Quản trị. Đồng thời, hoãn thi hành việc thành lập Hội đồng Sáng lập Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình theo Nghị quyết số 50/2022/NQ-HĐQT.HBC ngày 14/12/2022.

Nghị quyết cũng thông qua hoãn thi hành việc bổ nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc cho ông Lê Viết Hiếu; hoãn thi hành việc bầu ông Nguyễn Công Phú vào chức vụ Chủ tịch HĐQT theo Nghị quyết số 51/2022/NQ-HĐQT.HBC ngày 14/12/2022.

Việc hoãn thi hành các nội dung trên nhằm củng cố cơ sở pháp lý và thiết lập vững chắc mô hình quản trị mới trong việc thực thi 5 nội dung nói trên của hai Nghị quyết số 50/2022/NQ-HĐQT.HBC và 51/2022/NQ-HĐQT.HBC. Đồng thời, đảm bảo thông suốt mọi hoạt động của Tập đoàn trong thời điểm Tết Nguyên Đán 2023 đang cận kề.

Tại sao ông Lê Viết Hải tiếp tục giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT tập đoàn Hòa Bình? - Ảnh 1.

Ông Lê Viết Hải quay trở lại vị trí Chủ tịch HĐQT.

Trước đó, vào ngày 14/12/2022 Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình đã công bố thông tin về việc chấp thuận đơn xin từ nhiệm của ông Lê Viết Hải và giữ vai trò Chủ tịch Hội đồng Sáng lập từ ngày 1/1/2023. Đồng thời bổ nhiệm ông Nguyễn Công Phú, Thành viên HĐQT độc lập làm Chủ tịch HĐQT từ ngày 1/1/2023. 

Việc từ nhiệm này nhằm đảm bảo tính pháp lý trong việc đề cử ông Lê Viết Hiếu đảm nhận chức vụ Tổng Giám đốc (theo quy định của Luật Doanh nghiệp số 59/2022/QH14) vào kỳ Đại hội đồng Cổ đông năm 2023 sắp tới.

Tuy nhiên, ngay ngày làm việc đầu tiên của năm 2023, ông Lê Viết Hải gửi tâm thư tới các cổ đông Công ty cổ phần tập đoàn xây dựng Hoà Bình.

Theo ông Hải, những ngày gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng có nhiều thông tin trái chiều về một số vấn đề xoay quanh việc tổ chức và hoạt động của HĐQT HBC, đề cập đến việc thay đổi nhân sự lãnh đạo chủ chốt của công ty theo chiều hướng ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của công ty.

Trước sự nhiễu loạn thông tin, ông Hải nhấn mạnh với các cổ đông của công ty rằng, chỉ những thông tin được phát ngôn chính thức bởi Chủ tịch HĐQT, là người đại diện theo pháp luật của HBC mới có giá trị và phản ánh đúng sự thật về tình hình công ty.

Ông Hải nói thêm, những phát ngôn hay trình bày của bất của cá nhân nào, dưới bất cứ hình thức nào đều không chính thống và không thể hiện ý chí của công ty, không hướng đến việc bảo vệ lợi ích chung của công ty và cổ đông.

Ông Hải khẳng định, các cá nhân, chủ yếu là những người không phải là cổ đông của công ty, đang thực hiện các hành vi sai trái nhằm bôi nhọ uy tín, danh dự của bản thân ông và còn nhằm mục đích chiếm quyền quản lý công ty, không loại trừ có động cơ tiếp tay cho các thế lực muốn thâu tóm công ty.

Điều này đã và đang gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty cũng như gây thiệt hại cho lợi ích cổ đông.

Tập đoàn Hòa Bình làm ăn thế nào?

Doanh thu thuần quý 3/2022 của Tập đoàn Hòa Bình đạt 3.778 tỷ đồng, tăng tới 80% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp đạt 282 tỷ đồng, tăng 2,4 lần, giúp biên lợi nhuận gộp đạt tới 7,46% (cao hơn nhiều so với cùng kỳ, chỉ ở mức 5,54%).

Trong quý, doanh thu tài chính khá sáng với mức tăng 2,3 lần, đạt 34 tỷ đồng (chủ yếu là lãi bán hàng trả chậm, chậm thanh toán). Song, các loại chi phí còn tăng dữ dội hơn như chi phí quản lý tăng 4,3 lần (đạt 153 tỷ đồng), chi phí tài chính tăng 50% (đạt 112 tỷ đồng).

Ngoài ra, Hòa Bình còn phải gánh khoản lỗ khác 6,7 tỷ đồng. Kết quả là lợi nhuận trước thuế chỉ 25 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chỉ 5,4 tỷ đồng. Dù vậy, so với cùng kỳ, lợi nhuận trước và sau thuế quý 3/2022 của Hòa Bình đã tăng lần lượt 65% và 4%.

Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần của Hòa Bình đạt 10.904 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ. Lợi nhuận gộp đạt 684 tỷ đồng, tăng 35%. Biên lợi nhuận gộp suy giảm nhẹ, đạt 6,27% (cùng kỳ 6,71%).

Về nguồn vốn, tại ngày kết thúc quý 3/2022, nợ phải trả của Hòa Bình ghi nhận 14.913 tỷ đồng, tăng 19% so với đầu năm. Như vậy, 80% tài sản của Hòa Bình được hình thành từ nợ phải trả.

Tại sao ông Lê Viết Hải tiếp tục giữ chức Chủ tịch HĐQT tập đoàn Hòa Bình? - Ảnh 2.

Giá cổ phiếu Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình.

Nợ vay của Hòa Bình đã có bước tăng khá mạnh trong 9 tháng, đạt 6.566 tỷ đồng, tăng 29%. Trong đó, vay ngắn hạn 5.496 tỷ đồng, tăng 17%; vay dài hạn 1.070 tỷ đồng, tăng 2,7 lần. Sự gia tăng nợ vay của Hòa Bình xuất phát từ tình trạng dòng tiền kinh doanh 9 tháng âm nặng 1.331 tỷ đồng do tăng các khoản phải thu (1.823 tỷ đồng), tăng hàng tồn kho (435 tỷ đồng), tăng chi phí trả trước (103 tỷ đồng), chi trả lãi vay (363 tỷ đồng).

Để giảm bớt áp lực dòng tiền, đầu tháng 11/2022, HBC đã bán hơn 6,29 triệu cổ phiếu cho người lao động với giá 10.000 đồng/CP. Trước đó, trong tháng 10, HBC đã bán được 5 triệu cổ phiếu (chiếm 1,87% vốn điều lệ) cho đối tác Nhật Sanei Architecture Planning Co. Ltd, thu về 162,5 tỷ đồng. 

Thương vụ được coi là thành công vượt trội đối với công ty khi mức giá bán cho một cổ phần là 32.500 đồng, cao hơn nhiều so với giá cổ phiếu được giao dịch dưới 10.000 đồng trên thị trường chứng khoán cùng thời điểm.

Trong tháng 10, HĐQT HCB đã thông qua nghị quyết phát hành trái phiếu riêng lẻ quy mô 95 tỷ đồng. Kết quả của thương vụ này vẫn chưa được công bố, nhưng nếu thành công thì dòng tiền mới thu được cũng quá khiêm tốn so với khoản nợ vay ngắn hạn gần 5.500 tỷ đồng tại HBC.

Trong bối cảnh giá cổ phiếu không hỗ trợ việc gọi vốn từ thị trường chứng khoán, làm thế nào để HBC có dòng tiền mới duy trì và phát triển các hoạt động kinh doanh, nhằm đạt các mục tiêu năm 2022 (lợi nhuận 350 tỷ đồng) và xa hơn (vươn ra thị trường quốc tế) đang là câu hỏi rất thách thức.

Hòa Bình có ba cổ đông lớn gồm: Ông Lê Viết Hải đang sở hữu 17,86% vốn, Hyundai Elevator giữ 10,83%, quỹ đầu tư Korea Investment Management nắm 5,11% vốn. Ông Nguyễn Công Phú (quốc tịch Pháp) mới gắn bó với Hòa Bình từ tháng 6/2021, trở thành thành viên HĐQT độc lập của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình.

Ông Nguyễn Công Phú sinh năm 1951, nguyên quán Quảng Trị, lấy bằng Tiến sĩ về cơ học đất và công trình ngầm - Đại học Khoa học Paris, bắt đầu tham gia Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình từ ngày 20/7/2021. Theo thông tin được biết hiện tại ông Nguyễn Công Phú đang ở nước ngoài. 

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement