Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Xuất khẩu tiêu trong 7 tháng đầu năm của Việt Nam đạt hơn 1,1 triệu tấn

Giá cả hàng hóa

22/08/2022 08:55

Thị trường nông sản hôm nay 22/8 ghi nhận giá thị trường cà phê khởi sắc trong khi báo cáo cho thấy xuất khẩu tiêu trong 7 tháng đầu năm của Việt Nam đạt hơn 1,1 triệu tấn.

Thị trường cà phê khỏi sắc

Tại thị trường trong nước, kết thúc phiên giao dịch cuối tuần qua, giá cà phê doa động trong khoảng 48.100 - 48.600 đồng/kg. 

Cụ thể, tại Lâm Đồng: 48.100 đồng/kg, Đắk Lắk: 48.600 đồng/kg, Đắk Nông: 48.500 đồng/kg, Gia Lai: 48.500 đồng/kg (Chư Prông), Kon Tum: 48.500 đồng/kg.

Trên thị trường thế giới, chốt phiên giao dịch cuối tuần qua, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London tăng nhẹ, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng 11 USD (0,5%), giao dịch ở mức 2.226 USD/tấn; kỳ hạn giao tháng 11/2022 tăng 8 USD (0,36%), giao dịch ở mức 2.226 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình thấp.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng 1,15 Cent (0,58%), giao dịch ở mức 215,95 Cent/lb; kỳ hạn giao tháng 12/2022 tăng 0,71 Cent/lb (0,71%), giao dịch ở mức 213,35 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình.

 Giá tiêu Việt Nam kỳ vọng vào sức mua của thị trường Trung Quốc vào cuối năm - Ảnh 1.

Cà phê giảm 10,15 USd / Lbs hay 4,49% kể từ đầu năm 2022, theo giao dịch trên hợp đồng chênh lệch (CFD) theo dõi thị trường chuẩn cho mặt hàng này.

Theo Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam, sản lượng cà phê năm 2022 thấp hơn năm 2021 do năng suất thấp. Sản lượng cà phê niên vụ 2021-2022 đạt 1,5 triệu tấn (hơn 95% sản lượng là cà phê robusta), thấp hơn so với 1,62 triệu tấn trong niên vụ 2020-2021.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm nay đạt hơn 1,1 triệu tấn, trị giá 2,5 tỷ USD, tăng 17,3% về lượng và tăng 43,6% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, trong tháng 7 xuất khẩu cà phê có sự chùng xuống khi chỉ đạt 113.852 tấn, giảm 17,1% so với tháng trước và giảm 6,8% so với cùng kỳ.

Tháng 7, giá cà phê thế giới tiếp tục duy trì ở mức thấp. Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương cho rằng, giá cà phê thế giới sẽ tiếp tục chịu tác động từ xung đột Nga-Ukraine chưa có dấu hiệu lắng dịu và báo cáo kinh tế Mỹ suy thoái, GDP quý II/2022 suy giảm quý thứ hai liên tiếp, mức giảm 0,9%.

Theo Hiệp hội Cà phê - Cacao Việt Nam, sản lượng cà phê năm 2022 thấp hơn năm 2021 do năng suất thấp. Sản lượng cà phê niên vụ 2021-2022 đạt 1,5 triệu tấn (hơn 95% sản lượng là cà phê robusta), thấp hơn so với 1,62 triệu tấn trong niên vụ 2020-2021.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm nay đạt hơn 1,1 triệu tấn, trị giá 2,5 tỷ USD, tăng 17,3% về lượng và tăng 43,6% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, trong tháng 7 xuất khẩu cà phê có sự chùng xuống khi chỉ đạt 113.852 tấn, giảm 17,1% so với tháng trước và giảm 6,8% so với cùng kỳ.

Trong tháng 7, giá cà phê robusta trong nước mặc dù có thời điểm giảm xuống mức thấp 40.800 - 41.300 đồng/kg (ngày 15/7/2022), tuy nhiên giá có xu hướng tăng dần. Đà tăng vẫn kéo dài đến giữa tháng 8. Trong phiên giao dịch ngày 15/8, giá cà phê trong nước đã tăng vọt lên mức 48.000 – 48.500 đồng/kg, thậm chí có nơi giá đã cán mốc 49.000 đồng/kg, tăng 1.200 đồng/kg so với ngày trước đó và tăng hơn 6.000 đồng/kg so với cuối tháng trước.

Giá cà phê trong nước tăng mạnh nhưng doanh nghiệp niêm yết trong ngành vẫn ghi nhận kết quả kém khả quan, thậm chí thua lỗ nặng hơn cùng kỳ dưới áp lực từ các chi phí lãi vay, chi phí quản lý doanh nghiệp,...

Thị trường tiêu có một tuần giao dịch ảm đạm

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giao dịch từ 68.000 - 71.000 đồng/kg.

Cụ thể, tại Gia Lai, địa phươgn có giá thấp nhất thị trường, là 68.000 đồng/kg.

Tại Đồng Nai: 68.500 đồng/kg; Đắk Nông, Đắk Lắk: 69.000 đồng/kg; Bình Phước: 70.000 đồng/kg và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 71.000 đồng/kg.

Như vậy, tuần qua, thị trường hồ tiêu trong nước tiếp tục diễn biến tiêu cực với 5 phiên đi ngang và 2 phiên giảm.

 Giá tiêu Việt Nam kỳ vọng vào sức mua của thị trường Trung Quốc vào cuối năm - Ảnh 2.

Thị trường hồ tiêu trong nước tuần qua vẫn đang chịu tác động tiêu cực từ đồng USD tăng mạnh và việc các nhà đầu cơ đang dồn tiền để chuyên sang thu gom mặt hàng cà phê.

Nhận định về giá tiêu cuối năm 2022, giới phân tích cho rằng thị trường hồ tiêu xuất khẩu của nước ta sẽ hồi phục. Tuy nhiên, họ cũng khẳng định, việc giá tiêu xuất khẩu tăng không đồng nghĩa giá tiêu trong nước cũng tăng theo.

Tháng 7/2022, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam đạt mức 4.214 USD/tấn, tăng 1,9% so với tháng 6/2022 và tăng 16,7% so với tháng 7/2021. Tính chung 7 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam đạt mức 4.488 USD/tấn, tăng 36,8% so với cùng kỳ năm 2021.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nhận định: Thị trường hạt tiêu thế giới vẫn đối mặt với khó khăn do dịch Covid-19 tại Trung Quốc và căng thẳng địa chính trị tại Đông Âu chưa có dấu hiệu lắng xuống. Giá hạt tiêu được dự báo sẽ tiếp tục biến động mạnh trong thời gian tới do lạm phát toàn cầu ở mức cao, ảnh hưởng tới các nền kinh tế thế giới.

Ngoài thị trường lớn là Mỹ, hạt tiêu Việt đang kỳ vọng vào sức mua của thị trường Trung Quốc từ nay tới cuối năm để có thể bứt phá cả về lượng và giá xuất khẩu. Ngành hạt tiêu Trung Quốc có 2 đặc điểm chính, thứ nhất là sản xuất tiêu của nước này tập trung ở đảo Hải Nam, với sản lượng chiếm hơn 90% tổng sản lượng của cả nước.

Thứ hai, ở góc độ toàn cầu, không giống như các nước khác trên thế giới chủ yếu sản xuất tiêu đen, Trung Quốc chủ yếu sản xuất tiêu trắng, chiếm khoảng 1/3 tổng sản lượng của thế giới. Hải Nam cũng là vùng sản xuất tiêu trắng chính của thế giới.

Để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước, mỗi năm Trung Quốc cần nhập khẩu tiêu lớn từ một số nguồn cung như Việt Nam, Indonesia và Brazil.

Giá cao su giảm

Giá cao su giảm mạnh toàn thị trường châu Á do bị tác động bởi kinh tế thế giới.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su kết phiên cuối tuần qua như sau: kỳ hạn tháng 9/2022, giảm 1,2 JPY/kg (tương đương 0,54%), giao dịch ở mức  220,8 JPY/kg.

Giá cao su kỳ hạn tháng 9/2022 trên sàn Thượng Hải giảm 155 CNY/tấn, tương đương 1,30% và hiện giao dịch ở mức 11.810 CNY/tấn.

Giá cao su Nhật Bản giảm 4 phiên liên tiếp. Trước đó, giá cao su tại Thượng Hải tăng sau khi khi chính phủ Trung Quốc đưa tín hiệu hỗ trợ chính sách cho nền kinh tế gặp khó khăn.

Giá cao su kỳ hạn tháng 9 trên Sàn giao dịch Singapore giảm 0,1% xuống 149,3 US cent/kg.

 Giá tiêu Việt Nam kỳ vọng vào sức mua của thị trường Trung Quốc vào cuối năm - Ảnh 3.

Cao su giảm 30,50 US cent / kg hay 17,11% kể từ đầu năm 2022, theo giao dịch trên hợp đồng chênh lệch (CFD) theo dõi thị trường chuẩn cho mặt hàng này.

Trong quý II/2022, thị trường cao su bị tác động mạnh bởi tình hình dịch bệnh, khủng hoảng địa chính trị, tình trạng thiếu container, chi phí vận tải cao, giá nhiên liệu tăng mạnh và thông quan chậm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu.

Giá cao su tại các sàn giao dịch chủ chốt trên thế giới biến động mạnh trong quý II/2022, giá có xu hướng tăng mạnh trong 15 ngày đầu tháng 4/2022, sau đó giảm đến hết tháng 5 và phục hồi trở lại trong tháng 6/2022.

Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su liên tục giảm mạnh so với quý I/2022. Tại Thái Lan, giá cao su biến động mạnh trong quý II/2022.

Theo Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC), triển vọng thị trường cao su tự nhiên dự kiến sẽ cải thiện hơn trong năm 2022. Do đó nguồn cung thiếu hụt khoảng 93 nghìn tấn. ANRPC dự báo nguồn cung cao su toàn cầu tiếp tục thiếu hụt so với nhu cầu trong các năm tới.

Trong nước, quý II/2022, giá mủ cao su nguyên liệu tại một số tỉnh biến động mạnh, giá có xu hướng tăng mạnh trong tháng 4/2022, sau đó giảm trở lại trong tháng 5 và tháng 6/2022. Xu hướng giảm giá tiếp tục diễn ra trong tháng 7/2022.

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement