Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Xác định lại ranh giới Khu liên hợp Thể dục Thể thao Rạch Chiếc

Quy hoạch

05/02/2020 08:09

Sở Tài nguyên Môi trường đề xuất hướng giải quyết dứt điểm, báo cáo UBND TP.HCM trước ngày 20/2/2020, để trình HĐND TP.HCM thông qua dự kiến vào đầu tháng 3/2020.

UBND TP.HCM vừa giao Sở Tài nguyên Môi trường tổ chức khảo sát, kiểm tra thực tế, đo đạc bản đồ, xác định ranh Khu liên hợp Thể dục thể thao quốc gia Rạch Chiếc trên nguyên tắc lấy ranh các khu quy hoạch tiếp giáp đã được duyệt làm chuẩn và tránh ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân. Đồng thời đề xuất hướng giải quyết dứt điểm, báo cáo UBND TP.HCM trước ngày 20/2/2020, để trình HĐND TP.HCM thông qua (dự kiến vào đầu tháng 3/2020).

Theo quy hoạch từ tháng 2/1994, Khu Liên hợp thể thao Rạch Chiếc với quy mô 466ha, sẽ có sân vận động 50.000 chỗ thi đấu bóng đá và thi điền kinh, nhà thi đấu thể thao tổng hợp, hồ bơi... nhằm có thể tổ chức các giải đấu quốc tế lớn. Ngoài ra, nơi đây còn có công viên giải trí phục vụ nhu cầu của người dân. Tuy nhiên tới nay, diện tích quỹ đất dành cho Khu Liên hợp thể thao Rạch Chiếc chỉ còn lại chưa đầy 180ha.

Phối cảnh Khu liên hợp Thể dục thể thao quốc gia Rạch Chiếc bị thay đổi nhiều lần.
Phối cảnh Khu liên hợp Thể dục thể thao quốc gia Rạch Chiếc bị thay đổi nhiều lần.

Đến tháng 8/2016, có 4 nhà đầu tư gồm công ty Nutifood, công ty Thái Sơn Nam, tập đoàn J – CODE của Nhật Bản và Công ty TNHH Vietnam Sports Platform của Hàn Quốc muốn tham gia đầu tư các công trình thuộc dự án Khu liên hợp Thể dục thể thao Quốc gia Rạch Chiếc. 

Trong đó, công ty Vietnam Sports Platform đề xuất xây dựng sân vận động thể thao tiêu chuẩn quốc tế tích hợp đường đua xe đạp lòng chảo trong nhà và đường đua xe mô tô ngoài trời trên diện tích đất khoảng 15ha. Tập đoàn J – CODE muốn xây dựng hạ tầng kỹ thuật toàn bộ Khu liên hợp Thể dục thể thao Quốc gia Rạch Chiếc theo hình thức hợp tác công tư.

Công ty Thái Sơn Nam lại đề xuất được đầu tư xây dựng Trung tâm Thể thao bóng đá Futsal với diện tích 11ha trong dự án này. Công ty Nutifood đề xuất xây dựng một học viện bóng đá quy mô hiện đại bằng nguồn vốn xã hội hóa trên diện tích khoảng 5ha.

Dự kiến, UBND TP.HCM sẽ phải thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng từ năm 2017 đến năm 2020 với tổng chi phí gần 7.000 tỷ đồng để các nhà đầu tư triển khai các hạng mục bên trong khu.

Tháng 8/2017, UBND TP.HCM đã làm việc với Công ty Bouygues Batiment International nhằm bàn về dự án sân vận động 50.000 chỗ ngồi tại Khu liên hợp Thể dục Thể thao Rạch Chiếc. Đây là dự án quan trọng trong đề án đăng cai SEA Games 31 tại TP.HCM. Sân vận động này sẽ có quy mô hiện đại nhất nước với 50.000 chỗ ngồi (sân Mỹ Đình chỉ có 40.000 chỗ).

Tuy nhiên tới năm 2018, sau khi TP.HCM không được chọn trao quyền đăng cai SEA Games năm 2021 (Hà Nội và một số địa phương lân cận sẽ chịu trách nhiệm tổ chức), số phận Khu liên hợp Thể dục Thể thao Rạch Chiếc lại bị rơi vào quên lãng.

TRÀ GIANG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement