Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

VNDIRECT: Mỹ cáo buộc Việt Nam thao túng tiền tệ là chưa xét mối quan hệ thương mại bổ sung giữa hai nước

Ngân hàng

30/12/2020 13:45

VNDIRECT phân tích có nhiều bên cùng hưởng lợi từ hoạt động ngoại thương giữa 2 nước, bao gồm cả người tiêu dùng Mỹ.

Báo cáo góc nhìn, đánh giá tác động việc Mỹ cáo buộc Việt Nam “thao túng tiền tệ”, do Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT phát hành ngày 29/12, nhận định việc Mỹ cáo buộc Việt Nam thao túng tiền tệ là chưa thật sự khách quan, chưa xét tới yếu tố đặc thù của kinh tế Việt Nam, cũng như mối quan hệ thương mại có tính chất bổ sung nhau giữa hai nước...

4 cơ sở hợp lý về chính sách ngoại hối của Việt Nam

Phản bác lại cáo buộc của Mỹ, VNDIRECT dẫn 4 cơ sở.

VNDIRECT cho rằng Mỹ cao buộc Việt Nam thao túng tiền tệ chưa thật sự khách quan, chưa xét tới yếu tố đặc thù của kinh tế Việt Nam, cũng như mối quan hệ thương mại có tính chất bổ sung nhau giữa hai nước. Ảnh: Zing
VNDIRECT cho rằng Mỹ cao buộc Việt Nam thao túng tiền tệ chưa thật sự khách quan, chưa xét tới yếu tố đặc thù của kinh tế Việt Nam, cũng như mối quan hệ thương mại có tính chất bổ sung nhau giữa hai nước. Ảnh: Zing

Thứ nhất, thặng dư thương mại giữa Việt Nam và Mỹ trong 4 quý tính đến tháng 6 năm 2020 là 58 tỷ USD. Tuy nhiên, thặng dư thương mại chủ yếu đến từ nhóm doanh nghiệp FDI. Phần giá trị thặng dư mà Việt Nam nhận được nhờ gia công các mặt hàng xuất khẩu chính vào Mỹ, như may mặc, giày dép, điện thoại, máy tính và linh kiện điện tử, tương đối thấp.

Thứ 2, Việt Nam không được hưởng lợi nhiều từ phần thặng dư thương mại lớn với Mỹ, mà thực tế công ty mẹ và những doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu đầu vào chiếm phần lớn thặng dư, bao gồm cả các doanh nghiệp của Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan… Người tiêu dùng Mỹ cũng hưởng lợi nhờ sử dụng các sản phẩm xuất khẩu giá rẻ của Việt Nam.

Thứ 3, thặng dư cán cân vãng lai trong kỳ đạt 4,6% GDP. Tuy nhiên, thặng dư cán cân vãng lai có sự đóng góp rất lớn từ lượng kiều hồi gửi về Việt Nam. Theo World Bank, lượng kiều hối gửi về Việt Nam năm 2019 đạt khoảng 17 tỷ USD, chiếm tới 6,4% GDP. Tuy nhiên, theo quan sát của VNDirect, kiều hối gửi về Việt Nam với mục đích chính là trợ giúp gia đình, người thân, có xu hướng tăng trưởng ổn định qua các năm. Do đó, ít chịu tác động bởi những biến động nhỏ của tỷ giá.

Việc Ngân hàng Nhà nước mua ròng ngoại tệ là đáp ứng nhu cầu thực tế. Pháp luật Việt Nam hiện tại không cho phép sử dụng ngoại tệ làm phương tiện thanh toán trong nước. Do vậy, nhà đầu tư khi chuyển tiền vào Việt Nam kinh doanh thì phải đổi sang tiền đồng. Tiền thu từ hoạt động xuất khẩu cũng như kiều hối khi về Việt Nam phải đổi sang tiền đồng. Ngân hàng Nhà nước cần thiết phải mua vào ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu chính đáng của nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân, với số lượng khá lớn gần 40 tỷ USD mỗi năm.

VNDIRECT cho rằng hiện dự trữ ngoại hối của Việt Nam mới ở mức 4,3 tháng nhập khẩu, thấp hơn so với khuyến cáo và thông lệ chung trên thế giới (khoảng trên 5 tháng nhập khẩu). Do đó, việc gia tăng dự trữ ngoại hối vẫn là cần thiết, nhằm củng cố an ninh tài chính quốc gia.

Cán cân thương mại Việt-Mỹ, tỷ lệ kiều hối và thặng dư thương mại trong giai đoạn 5 năm gần đây. Nguồn: VNDIRECT 
Cán cân thương mại Việt-Mỹ, tỷ lệ kiều hối và thặng dư thương mại trong giai đoạn 5 năm gần đây. Nguồn: VNDIRECT 

Yếu tố thứ 4, phân tích của VNDIRECT, là theo lý thuyết ngang giá sức mua, biến động tỷ giá hối đoái phản ánh mức chênh lệch về lạm phát giữa các nước có quan hệ thương mại với nhau. Lạm phát của Việt Nam bình quân khoảng 3,1%/năm, trong khi lạm phát của Mỹ khoảng 1,5%/năm. Việc điều chỉnh tăng tỷ giá USD/VND khoảng 1,5%/năm trong những năm gần đây là hoàn toàn có cơ sở.

Cáo buộc của Mỹ tác động thế nào?

Trong ngắn hạn, VNDIRECT cho rằng việc Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách thao túng tiền tệ chưa có nhiều tác động tới xuất khẩu và nền kinh tế. Hai bên đang trong giai đoạn đàm phán, để giải quyết các bất đồng liên quan đến thương mại và điều hành tỷ giá hối đoái.

Trung-dài hạn, hoạt động thương mại và nền kinh tế Việt Nam sẽ phụ thuộc lớn vào quyết định của Mỹ, liên quan đến thuế quan với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Trong kịch bản cơ sở, VNDirect cho rằng Việt Nam và Mỹ sẽ tìm được tiếng nói chung, và Mỹ sẽ không áp thuế “trừng phạt” lên hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Còn trong kịch bản tiêu cực, Mỹ có thể áp thuế trừng phạt lên hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, Mỹ sẽ không áp thuế hàng loạt, mà chỉ đánh vào một số nhóm mặt hàng. Trong trường hợp đánh thuế, mức thuế có thể gần tương đương 6,2-10%.

Nhưng việc Mỹ đánh thuế lên hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có thể làm chậm lại xu hướng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam, và làm suy yếu dòng vốn FDI, cũng như ảnh hưởng đến tăng trưởng của ngành sản xuất chế biến chế tạo, vốn được dẫn dắt bởi các doanh nghiệp FDI.

Người tiêu dùng Mỹ cũng hưởng lợi nhờ sử dụng các sản phẩm xuất khẩu giá rẻ của Việt Nam. Ảnh: NNVN
Người tiêu dùng Mỹ cũng hưởng lợi nhờ sử dụng các sản phẩm xuất khẩu giá rẻ của Việt Nam. Ảnh: NNVN

Về tỷ giá, VNDIREC nhận định tiền đồng có thể chịu áp lực lên giá so với đồng USD trong năm tới. Các chuyên gia  dự báo, tỷ giá USD/VND sẽ biến động trong biên độ /-0,5% trong năm 2021.

Hiện Việt Nam đang nỗ lực làm việc tìm kiếm giải pháp hài hòa cán cân thương mại. Mới đây nhất, ngày 22/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Donald Trump.

Hai bên nhất trí giao các bộ, ngành tiếp tục hợp tác, giải quyết một cách toàn diện, duy trì quan hệ thương mại ổn định, hướng tới cán cân thương mại hài hòa, bền vững, cùng có lợi.

Trong báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ, công bố ngày 16/12/2020 theo đạo luật Cạnh tranh và thương mại quốc tế Omnibus năm 1988 (“Đạo luật 1988”), với tiêu đề “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Hoa Kỳ”, phía Hoa Kỳ đã cáo buộc Việt Nam và Thụy Sĩ là những nước “thao túng tiền tệ”.

Cáo buộc cho rằng Việt Nam vi phạm cả 3 tiêu chí, bao gồm thặng dư thương mại hàng hóa của Việt Nam với Hoa Kỳ đạt 58 tỷ USD trong 4 quý, tính tới tháng 6/2020 (so với 47 tỷ đô la Mỹ được công bố trong báo cáo trước). Thặng dư tài khoản vãng lai trong kỳ tăng lên mức 4,6% GDP (so với 1.7% trong giai đoạn trước). Mua ròng ngoại hối trong 4 quý tính đến tháng 6/2020 là 16.8 tỷ USD, tương đương 5,1% GDP (so với 0,8% GDP trong giai đoạn trước đó).

Q.HUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement