Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Việt Nam ghi nhận 4 biến chủng COVID-19

Chính sách - Hạ tầng

19/02/2021 16:08

D614G từ Châu Âu (dịch tại Đà Nẵng); B.1.1.7 từ Anh đang gây dịch tại Hải Dương; B.1.351 từ Nam Phi và A.23.1 từ Rwanda, châu Phi…là 4 biến chủng COVID-19 đã ghi nhận tại Việt Nam đến thời điểm hiện nay.

Đây là thông tin được ông Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết tại cuộc họp trực tuyến về công tác phòng chống dịch COVID-19 ngày 19/2.

Thông tin về tình hình dịch bệnh, ông Tấn cho biết, Việt Nam đứng thứ 172 trên thế giới, thứ 41 Châu Á và thứ 7 Đông Nam Á về số ca mắc COVID-19. Thế giới cũng tiếp tục ghi nhận các biến chủng mới. Trong đó, bước đầu đã có bằng chứng về đột biến (E484K) có liên quan đến việc tăng khả năng lây truyền và giảm đáp ứng miễn dịch của người mắc.

anh-1-dieu-tra-dich-te-tai-hn.jpg
Ảnh minh họa

Theo ông Tấn, trong đợt dịch từ ngày 25/1 đến nay, Việt Nam ghi nhận 2 biến chủng gồm: B.1.1.7 Anh (tại Hải Dương) và A.23.1 xuất hiện tại Rwanda, châu Phi (tại TP.HCM). Trong đó, biến chủng Anh B.1.1.7 được xác định có khả năng lây lan nhanh.

Như vậy, đến nay, Việt Nam đã ghi nhận tổng cộng 4 biến chủng gồm: D614G từ Châu Âu từng gây dịch tại Đà Nẵng; B.1.1.7 từ Anh đang gây dịch tại Hải Dương; B.1.351 từ Nam Phi trên bệnh nhân người Nam Phi (bệnh nhân 1.422), nhập cảnh sân bay Nội Bài từ Nam Phi ngày 19/12/2020 và A.23.1 từ Rwanda, châu Phi tại sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM. 

Lãnh đạo Cục Y tế dự phòng cũng cho biết, trong đợt dịch thứ 3, từ ngày 25/1 đến nay, cả nước đã ghi nhận 755 ca mắc tại 13 tỉnh, thành. Trong đó, Hải Dương có 575 ca mắc COVID-19 và có năm ổ dịch lớn.

Với đợt dịch lần thứ 3 này, như ban đầu các chuyên gia nhận định là đợt dịch tương đối phức tạp vì biến chủng của Anh có tốc độ lây nhiễm cao hơn 70% so với chủng cũ. Cũng vì thế, trong thời gian ngắn, Việt Nam phát hiện nhiều ca bệnh, đặc biệt ổ dịch xảy ra trong khu công nghiệp, tất cả các tỉnh thành phố đều có khu công nghiệp, từ đó có thể thấy dịch diễn phức tạp như thế nào.

Đánh giá tình hình dịch tại Hải Dương và Đà Nẵng, ông Tấn cho rằng, trong 2 tuần đầu tiên thì số ca mắc tại Đà Nẵng đã có xu hướng giảm, trong khi Hải Dương vẫn chưa rõ xu hướng và đồng thời đã xuất hiện các ổ dịch trong cộng đồng. Số lượng còn lại phải cách ly tập trung rất lớn.

Điều này cũng do một phần do biến chủng virus tại Hải Dương có khả năng lây lan nhanh hơn virus gây dịch tại Đà Nẵng. Dự báo tình hình dịch tại Hải Dương vẫn còn phức tạp, có khả năng vẫn tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc trong thời gian tới. 

Nhận định tình hình dịch thời gian tới, ông Tấn cho biết các ổ dịch lớn như Hà Nội, TP.HCM, Quảng Ninh cơ bản được kiểm soát. Có nhiều tỉnh/thành phố như: Hải Phòng, Hòa Bình, Điện Biên, Hà Giang, Bình Dương, Hưng Yên, Bắc Giang và Gia Lai không ghi nhận ca mắc trong vòng từ 7-20 ngày qua.

Ông Tấn cũng lưu ý, sau thời gian nghỉ Tết, người dân từ các địa phương quay trở lại làm việc, nguy cơ phát hiện các trường hợp bệnh mới trong cộng đồng vẫn luôn thường trực, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM. Vừa qua cũng đã ghi nhận các trường hợp dương tính chưa rõ nguồn lây.

(Tổng hợp)

PV
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement