Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Vì sao xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc giảm mạnh?

Kinh tế thế giới

23/08/2020 10:33

Trung Quốc cho biết, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trong năm nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty đất hiếm đã chững lại.

Theo báo Liên hợp Buổi sáng của Singapore có chi nhánh ở Hong Kong, trước việc xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc trong tháng 7/2020 giảm mạnh khoảng 70% so với cùng kỳ năm ngoái, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong ngày 20/8 cho biết do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trong năm nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty đất hiếm đã chững lại; các công ty Trung Quốc dựa trên những thay đổi về nhu cầu thị trường quốc tế và các điều kiện rủi ro để triển khai thực hiện hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế.

Trung Quốc đến nay vẫn thống trị nguồn cung đất hiếm toàn cầu. Ảnh: Getty
Trung Quốc đến nay vẫn thống trị nguồn cung đất hiếm toàn cầu. Ảnh: Getty

Số liệu do Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố hồi tuần trước cho thấy trong tháng 7/2020, Trung Quốc đã xuất khẩu 1.620,3 tấn đất hiếm, giảm 69,1% so với cùng kỳ năm ngoái (5.243,4 tấn); xuất khẩu đất hiếm từ tháng 1 đến tháng 7/2020 là 22.735,8 tấn, giảm 20,2% so với cùng kỳ năm ngoái, theo TTXVN.

Trước đó, Hãng tin Kyodo News (Nhật Bản) đã phân tích rằng Trung Quốc có thể hạn chế xuất khẩu đất hiếm, coi đây như một biện pháp trả đũa việc Mỹ trục xuất các công ty Trung Quốc khỏi thị trường Mỹ. Theo đó, 80% đất hiếm ở Mỹ phụ thuộc vào nhập khẩu từ Trung Quốc.

Đất hiếm là nguyên liệu thô quan trọng đối với ngành công nghiệp quân sự và công nghệ cao. Các ngành công nghiệp này ở Mỹ cũng dựa vào đất hiếm của Trung Quốc. Nếu xuất khẩu của Trung Quốc đình trệ, nó có thể trở thành ngòi nổ khác cho căng thẳng trong quan hệ Trung-Mỹ.

Mặt khác, Trung Quốc cũng coi đất hiếm là “nguồn tài nguyên chiến lược”. Tháng 4/2020, Trung Quốc đã quyết định thành lập một trung tâm nghiên cứu và phát triển các vật liệu mới và công nghệ ứng dụng, điều này phản ánh chính sách không dựa vào xuất khẩu mà để tăng cường các ngành công nghiệp trong nước.

Tỷ lệ sản lượng đất hiếm toàn cầu năm 2018. Ảnh: Reuters
Tỷ lệ sản lượng đất hiếm toàn cầu năm 2018. Ảnh: Reuters

Tháng 7/2020, trước tuyên bố của Mỹ về việc phê chuẩn hợp đồng bán vũ khí trị giá 620 triệu USD cho Đài Loan, bao gồm cả tên lửa phòng không "Patriot-3" (PAC-3), chính phủ Trung Quốc đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với Lockheed Martin - tập đoàn sản xuất vũ khí của Mỹ.

Vào thời điểm đó, tờ Thời báo Hoàn cầu, một ấn phẩm của tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc cho biết các biện pháp trừng phạt khác của Trung Quốc bao gồm cắt nguồn cung cấp nguyên liệu đất hiếm, hạn chế hoạt động kinh doanh của các nhà cung cấp vật liệu cho Lockheed Martin ở Trung Quốc.

Mỹ đang tìm kiếm một nhà cung cấp đất hiếm thay thế, nhưng rất khó thực hiện trong ngắn hạn. Hai nước ban đầu dự định tổ chức cuộc đàm phán về thỏa thuận giai đoạn một giữa Đại diện Thương mại Mỹ Lighthizer và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc vào cuối tuần trước, nhưng cuộc đàm phán cuối cùng đã không diễn ra.

Giới quan sát gần đây cho rằng Mỹ hiện phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung ứng của Trung Quốc so với những gì số liệu thương mại thể hiện. Do đó, xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc giảm mạnh có thể gây tổn hại cho các ngành công nghiệp của Mỹ như công nghiệp quốc phòng và ô tô. Tuy nhiên, cũng có một số chuyên gia phân tích cho rằng ngành công nghiệp sản xuất của Mỹ không tiêu thụ nhiều đất hiếm, do đó khả năng Bắc Kinh sử dụng các loại khoáng sản này làm đòn bẩy là rất hạn chế.

Trong bối cảnh thiếu những nhà đầu tư tiềm năng của Nga, Moscow đang nhiệt tình mời các nhà đầu tư Ấn Độ khai thác đất hiếm ở Viễn Đông. Ảnh: Reuters
Trong bối cảnh thiếu những nhà đầu tư tiềm năng của Nga, Moscow đang nhiệt tình mời các nhà đầu tư Ấn Độ khai thác đất hiếm ở Viễn Đông. Ảnh: Reuters

Đầu những năm 90, phần lớn kim loại đất hiếm trên thế giới được khai thác tại mỏ Mountain Pass ở Mỹ. Nhưng sau đó, người ta phát hiện trữ lượng lớn nhất thế giới của tài nguyên quý hiếm này nằm ở Trung Quốc, lên tới 37%, theo VietNamNet.

Hiện tại, Trung Quốc kiểm soát phần lớn thị trường khai thác và chế biến kim loại đất hiếm trên toàn cầu, chiếm 63% tổng nguồn cung. Cho đến nay, việc xử lý đất hiếm hầu như do Trung Quốc kiểm soát hoàn toàn, ngoại trừ một nhà máy ở Malaysia, do Australia’s Lynas Corp điều hành, và Mỹ đang phục hồi sản xuất.

Tuy nhiên, nước Nga mới đây đã tuyên bố đang phát triển một chiến lược nguyên liệu mới, nhằm giảm sự phụ thuộc vào việc cung cấp nguyên liệu thô từ Trung Quốc, trong đó có kế hoạch khai thác đất hiếm lên tới 1,5 tỷ USD.

Tính đến nay, Nga đang sở hữu trữ lượng 12 triệu tấn đất hiếm, chiếm 10% tổng trữ lượng toàn cầu và chính phủ nước này cũng tuyên bố luôn sẵn sàng hỗ trợ bất kỳ khoản đầu tư nước ngoài nào.

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement