Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Vì sao nhiều tổ chức tranh nhau sở hữu Dogecoin?

Tiền điện tử

15/09/2021 19:47

Giá Dogecoin tăng, kéo theo một cuộc chiến về việc ai có quyền sở hữu tên "Dogecoin".

Dogecoin là loại tiền kỹ thuật số nổi tiếng với sự châm biếm. Ban đầu chúng được thiết kế như một trò đùa với hình ảnh quen thuộc là chú chó Shiba Inu. Nhưng sau đó, Dogecoin đã vụt sáng và trở thành ngôi sao tiền điện tử trong năm nay, nhờ sự ủng hộ từ CEO của Tesla, tỷ phú Elon Musk.

Vào thời điểm cao nhất vào tháng 5, Dogecoin, một đồng tiền có nguồn cung không giới hạn và không có mục đích sử dụng rõ ràng, trị giá lên đến hơn 80 tỷ USD. Giá trị thị trường hiện tại của nó là khoảng 31 tỷ USD. 

Giá của Dogecoin tăng kéo theo một loạt các dự án có tên tương tự và cuộc chiến xem ai là người sở hữu nhãn hiệu Dogecoin cũng bắt đầu.

dogecoin.jpg
Dogecoin đã vụt sáng trong năm nay với sự giúp đỡ của tỷ phú Elon Musk. Ảnh: Getty

Dogecoin Foundation là một tổ chức phi lợi nhuận ở Colorado, được thành lập vào năm 2014 bởi những người sáng tạo và những người ủng hộ dogecoin. Tổ chức này đã chính thức gửi đơn đòi quyền sở hữu tên thương hiệu Dogecoin vào cuối tháng 8. 

Nhưng mọi thứ không đơn giản như vậy. Hơn 5 tổ chức khác cũng gửi đơn đến Văn phòng Bằng sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ để cạnh tranh sử dụng độc quyền thương hiệu Dogecoin. Ngoài tiền điện tử, cái tên này đã xuất hiện trên các sản phẩm như chăn trẻ em, quần áo nam...

“Trước đây chúng tôi nghĩ rằng việc đăng ký những nhãn hiệu đó là không đáng, vì ai mà biết được nó sẽ tồn tại được bao lâu. Bây giờ thì chúng tôi bắt đầu cảm thấy hối hận”, Jens Wiechers, thành viên hội đồng Dogecoin Foundation cho biết. Nhóm đã không hoạt động trong vài năm và mới khởi động lại vào tháng 8.

Tỷ phú Elon Musk không bình luận gì về vấn đề này. Thay vào đó, ông chỉ định một đại diện thay mặt mình tư vấn cho hội đồng Dogecoin Foundation. Đầu tuần này, ông Musk đã tweet một bức ảnh về chú chó con Shiba Inu mới của mình tên là Floki.

Hiện tại, có gần 100 mã thông báo tiền điện tử sử dụng biệt danh hoặc mã "doge", theo CoinMarketCap.com. Các dự án mới bắt đầu tư năm nay có Dogelon Mars và Baby Doge Coin.

Vào ngày 24/5, công ty Moon Rabbit AngoZaibatsu LLC, có trụ sở tại Quần đảo Cook, đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu Dogecoin tại Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu (EU).

Người sáng lập Moon Rabbit AngoZaibatsu, Angel Versetti, cho biết ông đã tạo một Dogecoin mới trên mạng blockchain của công ty mình, vì nhận thấy Dogecoin Foundation ban đầu đã không hoạt động. Ông cho biết đã nâng cấp lên mã dogecoin nguồn mở ban đầu, mà bất kỳ ai cũng có thể sao chép từ GitHub của Microsoft Corp, một nền tảng chia sẻ mã.

Ngoài ra, ông Versetti đã thành lập một công ty khác có trụ sở tại Quần đảo Cook, có tên là Dogecoin Foundation trong năm nay. 

Cuộc chiến về cái tên "Dogecoin" cũng bắt đầu từ đây. Tháng trước, Tổ chức Dogecoin có trụ sở tại Colorado cho biết, công ty Dogecoin Quần đảo Cook đã “cố gắng thu lợi bất chính từ thiện chí mà Dogecoin đã xây dựng”.

“Chúng tôi không làm điều đó với bất kỳ mục đích xấu nào”, ông Versetti nói. “Chúng tôi nghĩ rằng cái tên 'Dogecoin' đã bị bỏ rơi, và chúng cần sự phát triển mới. Vì vậy, chúng tôi sẽ không từ bỏ cái tên này, bất kể người bỏ rơi nó lúc đầu đã quay trở lại".

Cuộc chiến tranh giành thương hiệu Dogecoin đã khiến nhiều người trong hệ sinh thái tiền điện tử cảm thấy mỉa mai. Họ cho rằng, tiền điện tử phụ thuộc vào đặc tính của quyền sở hữu phân tán. Bitcoin, tiền điện tử ban đầu, được thiết kế để không ai sở hữu nó.

Hoa Kỳ đã không chấp thuận nhãn hiệu tiền điện tử cho thuật ngữ Bitcoin. Còn thương hiệu của đồng tiền phổ biến thứ hai, Ether, được kiểm soát bởi Quỹ Ethereum có trụ sở tại Thụy Sĩ.

Bản thân Dogecoin ban đầu được tạo ra bằng cách sao chép và điều chỉnh một dự án tiền điện tử mã nguồn mở khác có tên là luckycoin. Luckycoin là một phiên bản tinh chỉnh của Litecoin. Còn Litecoin là một phiên bản đã được tinh chỉnh của Bitcoin.

“Đó là một bản sao của một bản sao”, ông Versetti nói về Dogecoin. “Bản thân nó hoàn toàn không có giá trị gì. Nó tồn tại hoàn toàn do cộng đồng của nó, không phải vì bất kỳ lý do công nghệ nào”.

Bằng cách có được nhãn hiệu, các dự án tiền điện tử có thể ngăn chặn các tổ chức khác tạo ra các sản phẩm mà có thể khiến người dùng nhầm lẫn về thương hiệu đang hỗ trợ nó.

Vào tháng 8, một luật sư của Tổ chức Dogecoin có trụ sở tại Colorado đã gửi thư đến một dự án có tên là Dogecoin 2.0, yêu cầu dự án này thay đổi tên, miền internet và các tài liệu khác trong vòng ba ngày. Vì cái tên này có thể bị nhầm lẫn là phiên bản thứ hai của dự án Dogecoin.

Cam Geary, người tạo ra dự án Dogecoin 2.0, cho biết: “Có 9.000 dự án Dogecoin khác. Tại sao họ lại bắt bẻ chúng tôi?".

Chris Bendiksen, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của công ty quản lý tài sản CoinShares có trụ sở tại London, cho biết Dogecoin không nên ngạc nhiên khi thấy có quá nhiều phiên bản phụ, vì chính nó cũng là một phiên bản phụ.

AN DI
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement