Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Vì sao không nên ăn trái quất kiểng?

Lối sống

18/02/2018 07:29

Tết xong, nhiều gia đình tận dụng quả quất cảnh làm gia vị, mứt hoặc ngâm đường. Thói quen này có thể gây hại cho sức khoẻ.

Bởi theo các chuyên gia, để quất đẹp, giữ được lâu, các nhà vườn không ngại ngần “tẩm” một lượng lớn hoá chất.

Phun hoá chất để ngăn rụng quả

Nhiều người bán không ngại ngần cho biết trái tắc kiểng to là do sử dụng thuốc tăng trưởng và khuyên người mua không nên sử dụng. Người bán còn cho biết tắc kiểng còn được sử dụng hóa chất để trái tươi lâu và không bị rụng khi di chuyển.

Người bán còn cho biết trái tắc kiểng mềm, vị chua không bằng trái tắc thường.

Thông thường, thời điểm giáp Tết này cũng là lúc các chủ vườn đang hoàn tất các công đoạn chăm sóc để chuẩn bị đưa quất cảnh ra thị trường tiêu thụ. 

Thế nhưng, để những quả quất cảnh có màu vàng óng, sáng mã, chín đều và giữ lâu bị héo, thối lan bên ngoài, không ít chủ vườn quất cảnh tại một số vùng như Tứ Liên, Nhật Tân, Văn Giang, Khoái Châu (Hưng Yên) lại đang sử dụng một loại thuốc lạ.

Các chuyên gia khuyến cáo, không nên ăn quất cảnh dùng để chơi Tết vì có thể còn tồn tại nhiều hóa chất độc hại. Ảnh minh họa
Các chuyên gia khuyến cáo, không nên ăn quất cảnh dùng để chơi Tết vì có thể còn tồn tại nhiều hóa chất độc hại. Ảnh minh họa

"Trồng quất này, ngoài các loại thuốc trừ sâu, phân bón, thì để quất sinh trưởng nhanh mà giữ được quả đẹp mã, vàng óng và lâu héo, hỏng vỏ ngoài để khách đến chọn thích thì phải sử dụng thêm một loại thuốc kích thích, bảo quản phun lên. Đặc biệt vào những năm thời tiết không thuận, thì càng phải sử dụng nhiều loại thuốc này", anh N.V. K (ở Liên Nghĩa, Văn Giang, Hưng Yên) tiết lộ.

Theo các chủ vườn, họ không rõ tên chính xác của loại thuốc này là gì, mà chỉ biết, đây cũng chính là loại thuốc dùng để kích thích cho chuối, cà chua nhanh chín, có mã sáng, đẹp và giữ được lâu.

"Thuốc này dạng nước, cứ hoà thuốc vào bình phun thuốc sâu và phun lên quả lúc còn xanh để nó kích nhanh chín và cách khoảng gần tháng khi chuẩn bị bán để nó giữ quả được lâu hơn",chủ một vườn quất ở Khoái Châu, Hưng Yên bày cách.

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, TS Phan Thế Đồng, Phó Chủ tịch Hội Dinh dưỡng TP.HCM, cho biết chất tăng trưởng sẽ tác động tế bào trong cơ thể con người khiến tế bào phát triển nhanh hơn, dễ gây ung thư.

“Bên cạnh đó, chất tăng trưởng còn gây rối loạn sinh lý” - TS Đồng cho biết thêm.

Có thể gây độc cho người sử dụng

Theo chính những người trồng quất cho biết, chính gia đình họ nếu muốn ăn quất thì sẽ trồng riêng những cây quất để lấy quả, còn không sử dụng những quả quất trên cây quất cảnh.

"Thực tế thế nào thì không biết nhưng trong làng này, nhà nào trồng quất cũng có vài cây quất trồng riêng để lấy quả ăn, không lẫn vào những cây quất cảnh", một người dân ở Mễ Sở (Văn Giang, Hưng Yên) cho hay. 

Còn theo TS Nguyễn Văn Khải, thuốc thúc chín có nhiều loại khác nhau. Hoạt chất có trong “Hoa quả thúc chín tố” là ethrel. Hoạt chất này có trong danh mục thuốc điều hòa sinh trưởng nhưng chỉ dùng để kích thích mủ cao su. Hoạt chất này cũng có trong đất đèn.

Đồng quan điểm, TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội) khuyên người tiêu dùng không nên sử dụng quất cảnh làm thực phẩm. Bởi lâu nay người ta chú ý nhu cầu quất làm cảnh, không giải quyết làm thực phẩm nên người trồng có thể cho những hoá chất để giữ tươi lâu, đẹp lâu.

Theo TS Nguyễn Duy Thịnh, người ta hiện ít quan tâm đến các hoá chất giữ cho cây cảnh, hoa được bền lâu vì nó không phải là thực phẩm. Các loại hoa như hoa ly cũng được cho hoá chất để có đủ màu, tươi lâu, đẹp bền. Người dân mua về trưng đẹp rồi vứt đi. Vì thế, không nên sử dụng các loại cây cảnh làm thực phẩm. Nếu muốn ăn quất thay chanh, nên mua từ khi cây đang được trồng tỉa. 

ĐỒNG LÂM (tổng hợp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement