Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Vì sao gạo Thái Lan mất dần lợi thế cạnh tranh?

Cơ hội giao thương

02/11/2020 15:07

Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan gần đây điều chỉnh dự báo xuất khẩu gạo của quốc gia Đông Nam Á này trong năm 2020 xuống mức thấp nhất trong 20 năm qua là 5 triệu tấn, so với ước tính trước đó là 6,5 triệu tấn.

Ngược lại, Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo của Ấn Độ ước tính xuất khẩu gạo của nước này sẽ tăng gần 42% trong năm nay, đạt mức cao kỷ lục 14 triệu tấn, so với mức 9,9 triệu của năm 2019, đảm bảo ngôi vị nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Việt Nam, nước xuất khẩu lớn thứ ba toàn cầu, có cơ hội vượt Thái Lan về xuất khẩu gạo trong năm nay.

Trước thực trạng nói trên, tờ Bangkok Post ngày 2/11 đăng bài viết đặt câu hỏi về vấn đề sản xuất gạo của Thái Lan và khẳng định cần có sự thống nhất trong chương trình gạo ở nước này.

Theo tờ báo, Thái Lan, quốc gia từng là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, đã nhường ngôi vô địch cho Ấn Độ vào năm 2012. Tuy nhiên, khoảng cách về khối lượng xuất khẩu giữa hai nước mỗi năm không quá lớn, chỉ 1-3 triệu tấn. Năm nay là lần đầu tiên lượng gạo xuất khẩu từ Thái Lan giảm xa so với Ấn Độ, tới 9-10 triệu tấn.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Các chuyên gia cho rằng xuất khẩu gạo của Thái Lan giảm mạnh có thể là do hạn hán nghiêm trọng trong mùa gieo trồng và cuộc khủng hoảng COVID-19 làm suy yếu nhu cầu toàn cầu. Những điều kiện như vậy là đặc biệt cho năm nay và dự kiến tình hình sẽ cải thiện trong niên vụ tiếp theo.

Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề quan trọng chưa được giải quyết sẽ gây bất lợi cho khả năng cạnh tranh của gạo xuất khẩu Thái Lan về lâu dài. Những vấn đều này bao gồm sự tăng giá của đồng baht, cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới, năng suất thấp và sự tụt hậu trong việc phát triển các giống lúa cao sản.

Đồng baht mạnh và năng suất sản xuất gạo thấp khiến gạo Thái Lan đắt hơn. Giá gạo 5% tấm tiêu chuẩn của Thái Lan hiện được báo ở mức 520 USD/tấn, trong khi gạo của Việt Nam và Ấn Độ lần lượt ở mức 440-450 USD/tấn và 360 USD/tấn. Giá tương đối đắt hơn của Thái Lan đã khiến người mua lựa chọn mua từ các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là Việt Nam và Ấn Độ.

Trong khi xu hướng thị trường thế giới chuyển nhiều sang gạo trắng hạt mềm, thì Thái Lan vẫn chưa xuất khẩu loại gạo này và đang bị tụt hậu trong việc phát triển giống lúa này. Việt Nam đã phát triển một số loại giống lúa đó mà hiện là sản phẩm chính của nước này.

Bộ Thương mại Thái Lan gần đây đã đưa ra kế hoạch lúa gạo chiến lược giai đoạn 2020-2024, tập trung vào việc cải thiện năng suất, giống và tăng ngân sách cho nghiên cứu và phát triển (R&D). Kế hoạch đặt ra mục tiêu cuối cùng là nâng cao năng suất lúa lên 600kg/mẫu Thái (0,16 hecta) vào năm 2024, so với sản lượng 450kg/mẫu Thái hiện nay.

Năng suất sản xuất lúa trung bình của Thái Lan hiện nay dường như thấp nhất so với các đối thủ cạnh tranh. Năng suất của Việt Nam ở mức 934 kg/mẫu Thái, Indonesia (765 kg/mẫu Thái), Ấn Độ (643 kg/mẫu Thái), Trung Quốc (1.128 kg/mẫu Thái) và Mỹ (1.363 kg/mẫu Thái). Năng suất của Thái Lan thậm chí còn thấp hơn các nước láng giềng như Myanmar (461 kg/mẫu Thái), Lào (518 kg/mẫu Thái), Campuchia (462 kg/mẫu Thái) và Malaysia (642 kg/mẫu Thái).

Bên cạnh đó, một trong những vấn đề chính là Thái Lan phân bổ ít ngân sách cho công tác nghiên cứu và phát triển lúa gạo.

Tờ báo kết luận kế hoạch của Bộ Thương mại rất đáng chú ý. Thế nhưng, đây không phải là kế hoạch đầu tiên mà là kế hoạch thứ tư. Kế hoạch chiến lược lúa gạo phải là một mục trong chương trình nghị sự quốc gia với sự giúp đỡ của tất cả các cơ quan và bộ ngành liên quan. Bộ Thương mại sẽ không thể tự mình giải quyết vấn đề.

(Nguồn: TTXVN)

HOÀNG GIA
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement