Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ví điện tử đã thay đổi thói quen của người tiêu dùng như thế nào?

Tiêu dùng thông minh

05/12/2019 23:48

Sự phát triển của thị trường thanh toán không tiền mặt, đặc biệt là ví điện tử đã có những bước chuyển mình và dần thay đổi thói quen người tiêu dùng.

Các công ty hàng đầu về cung cấp dịch vụ ví điện tử như momo, Payoo, SmartPay… đã dần thay đổi thói quen tiêu dùng để tạo ra lớp khách hàng mới.

Ông Nguyễn Bá Diệp, Đồng sáng lập, Phó chủ tịch ví điện tử momo cho biết, năm 2009 momo phối hợp cùng mobifone mang đến dịch vụ tài chính tiện lợi cho người tiêu dùng và kỳ vọng sẽ được đón nhận nhưng thật sự momo đã rất khó khăn vì thời điểm đó người tiêu dùng không biết ví điện tử là cái gì và sử dụng nó như thế nào?

Nếu dùng ví điện tử mất tiền thì làm sao? Tại sao người tiêu dùng phải tin ví điện tử khi ngân hàng còn chưa chắc ăn. Thời điểm đó nhân viên của momo đã mất cả tiếng đồng hồ chỉ để giải thích cho một khách hàng hiểu. Nhưng giờ đây momo đã tiếp cận, tạo thói quen cho người tiêu dùng. 

Các chuyên gia ngành tài chính ngân hàng đã có những nhận định về giao dịch điện tử. 
Các chuyên gia ngành tài chính ngân hàng đã có những nhận định về giao dịch điện tử. 

Đến nay, momo đã chạm đến khách hàng hằng ngày, những sản phẩm của momo liên kết sâu giúp khách hàng vừa thanh toán vừa cộng điểm, cách tương tác với khách hàng thay đổi đa dạng hơn. Tiện ích ví momo, chứng minh nó nhanh hơn tiền mặt và giao dịch nhiều sẽ được tích điểm hoàn tiền.  

Ông Diệp cho biết thêm, so với các ví điện tử khác thì momo đến từ Việt Nam, đây là dịch vụ của người Việt nên các sản phẩm tối ưu được thiết kế theo tiện ích yêu cầu của người Việt. Đối với những ví điện tử toàn cầu thì họ không thể làm cá nhân hóa riêng cho người Việt Nam nhưng Momo làm được điều đó.

Momo làm các sản phẩm phục vụ chính là cho người Việt Nam, ví dụ như liên quan đến thanh toán công, thanh toán bệnh viện, trường học… Đó là những cái rất riêng chỉ có người Việt mới làm được như vậy.... Đối với những sản phẩm dịch vụ về công nghệ nhiều tiền chưa chắc chinh phục được khách hàng, mà phải hiểu được người tiêu dùng muốn gì và thiết kế những sản phẩm phù hợp với họ.

Chuyển đổi số là xu hướng không thể bỏ qua của doanh nghiệp ngành dịch vụ tài chính. Và doanh nghiệp cần đầu tư nghiêm túc cho công nghệ nếu muốn có những lợi thế phát triển trong tương lai để bắt kịp với thói quen hành vi của người tiêu dùng.

Theo ông Phạm Minh Tùng, Trưởng nhóm nghiên cứu, Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam, các xu hướng công nghệ đang thu hút sự chú ý trên thị trường như AI, IoT, Robotics hay 5G đang định hình lại thị trường và tạo ra một thế hệ người tiêu dùng mới với hành vi khác hoàn toàn so với 5-7 năm trước đây.

Người tiêu dùng hiện tại cần sự tiện lợi, cá nhân hóa, và đặc biệt là không trung thành với bất kỳ thương hiệu nào. Vậy nên chính doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị để đáp ứng những nhu cầu này. Với doanh nghiệp dịch vụ tài chính, nếu có những sản phẩm được xây dựng dựa trên việc nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, đặc biệt là tiêu dùng online thì đó là một lợi thế.

Ông cho biết người tiêu dùng mua hàng bất kỳ lúc nào, 51% mua hàng online xuyên biên giới. Năm 2020 những sản phẩm giao dịch online sẽ được giao tận nhà, ví dụ như sự ra đời của Scan and go của Vinmart còn tại Hàn Quốc bạn có thể Scan ngay sản phẩm và nhận được thông tin cũng như bình luận, đánh giá về sản phẩm.

Hay một hãng mỹ phẩm nước ngoài phát triển một phần mềm mà bạn có thể chụp hình khuôn mặt của mình và up lên áp rồi chọn những màu son và sản phẩm phù hợp với khuôn mặt. Đây là một hình thức tương tác với người tiêu dùng.

Ví điện tử đã thay đổi thói quen người tiêu dùng.
Ví điện tử đã thay đổi thói quen người tiêu dùng.

Theo những nghiên cứu của Nielsen Việt Nam có đến 45% người tiêu dùng Việt Nam mong muốn được trải nghiệm sản phẩm dịch vụ mới và sự tiện lợi từ việc tiếp cận internet và điện thoại thông minh giúp người tiêu dùng có nhiều cơ hội kết nối và chia sẻ ý kiến của mình trên các diễn đàn đó vừa là cơ hội và thách thức của những nhà tài chính.  

Ông Nguyễn Hoàng Ly, Tổng giám đốc Công ty Finteck cũng cho rằng công nghệ tài chính giúp doanh nghiệp tiếp cận những thị trường mới nhanh hơn và mạnh hơn. Tuy vậy ông Ly cũng cảnh báo việc này cũng đồng thời mở ra những cơ hội tương đương cho các đối thủ, vì vậy doanh nghiệp phải đổi mới sản phẩm và kỹ năng phục vụ liên tục để có thể cạnh tranh được.

Theo ông Ly áp lực của doanh nghiệp Fintech trong nước sẽ ngày càng lớn vì các doanh nghiệp nước ngoài có tốc độ thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường rất nhanh. Đồng thời một số doanh nghiệp Fintech phát triển tương đối thì sẽ bị các tập đoàn lớn của nước ngoài mua lại. Vì vậy về lâu dài,  không loại trừ khả năng doanh nghiệp nước ngoài sẽ làm chủ lĩnh vực fintech của Việt Nam.

Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc ngân hàng nước chi nhánh tại TP.HCM cho biết thêm: “Việc phát triển thị trường tài chính an toàn hiệu quả là giải pháp ngăn chặn tín dụng đen. Ví điện tử và ngân hàng là sẽ là họat đông bổ trợ lẫn nhau cũng phát triển các dịch vụ tiện ích trong ngành tài chính ngân hàng”.

VIÊN VIÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement