Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

'Vén màn' các cuộc đụng độ giữa Trung Quốc và Úc

Kinh tế thế giới

09/12/2020 17:49

Quan hệ Trung Quốc - Úc xấu đi là dấu hiệu cảnh báo cho các vấn đề kinh tế và hiệp định thương mại liên quan đến hai nước ngày càng bế tắc.

Đầu tháng 12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Zhao Lijian, đã đăng một hình ảnh ngụy tạo về một binh sĩ Australia đang kề dao vào cổ một đứa trẻ Afghanistan, chế nhạo Canberra (thủ đô của nước Úc) về tội ác chiến tranh của binh lính nước này.

Thủ tướng Úc, Scott Morrison, gọi tweet này là "kẻ phản bội" và yêu cầu một lời xin lỗi. Tuy nhiên, điều này đã không xảy ra.

Theo Nikkei Asia, cuộc tranh cãi trên Twitter diễn ra sau khi Bắc Kinh công bố danh sách 14 điểm bất bình đối với Úc vào tháng 11, bao gồm việc áp đặt các hạn chế đối với một loạt sản phẩm của Úc. Trong đó có thuế chống bán phá giá từ 107% đến 200% đối với tất cảrượu vang Úc.

23.
Thuế chống bán phá giá của Bắc Kinh đối với các chai rượu chỉ là một vấn đề trong mối quan hệ ngày càng trở nên băng giá trong năm qua. Ảnh: AP

Nhiều nhà quan sát cho rằng, cuộc tranh cãi nổ ra từ việc Úc kêu gọi điều tra nguồn gốc của COVID-19 vào tháng 4. Tuy nhiên, những người khác cho rằng, cội nguồn của mối thù sâu sắc hơn nhiều.

James Laurenceson, thuộc Viện Quan hệ Úc-Trung, cho biết những gì chúng ta đang thấy hiện nay "là sự tích tụ của sự ngờ vực trong những năm gần đây".Laurenceson nói: “Các sự kiện năm nay chỉ đơn giản là đẩy mọi thứ qua bờ vực".

Mối quan hệ Trung Quốc - Úc đã phát triển như thế nào?

Úc chính thức thiết lập quan hệ với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1972.Mối quan hệ kinh tế đã phát triển mạnh mẽ từ những năm 1990, mặc dù hai nước đã có những xích mích ngay từ thời điểm đó.

John Howard, người trở thành thủ tướng Australia vào năm 1996, ủng hộ các động thái của Mỹ ở eo biển Đài Loan vào khoảng thời gian đó.Ông cũng đã gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma và hủy bỏ một chương trình tài trợ nhập khẩu mà Trung Quốc là một trong những nước hưởng lợi chính.

Mối quan hệ của Howard với Bắc Kinh có một khởi đầu khó khăn nhưng đã được cải thiện sau khi ông gặp mặt trực tiếp Chủ tịch Trung Quốc lúc bấy giờ là Giang Trạch Dân.

21
Thủ tướng Australia John Howard gặp Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân tại Nhà khách Nhà nước ở Bắc Kinh năm 1997. Sau một khởi đầu khó khăn, mối quan hệ của họ được cải thiện và tạo tiền đề cho quan hệ kinh tế phát triển. Ảnh: Reuters

Trong hồi ký của mình, Howard viết, ông đã hứa với ông Giang rằng, liên minh Úc-Mỹ sẽ không "nhắm vào Trung Quốc".

Cuộc gặp của họ được ca ngợi là sự khởi đầu của một "quan hệ đối tác chiến lược" kinh tế mới được xây dựng trên chủ nghĩa thực dụng và các bên cùng có lợi.Kết quả thì sao?Theo Cục Thống kê Úc, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại số 1 của Úc, chiếm 39% xuất khẩu và 27% nhập khẩu trong giai đoạn 2019-2020.

Tuy nhiên, lời hứa của Howard bắt đầu rạn nứt từ năm 2011, vài năm sau khi ông rời nhiệm sở.Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nhấn mạnh sự xoay trục sang châu Á.

Cựu Tổng thống Mỹ Obama, nói: “Tôi đã chỉ đạo nhóm an ninh quốc gia của mình đặt sự hiện diện và sứ mệnh của chúng tôi ở châu Á Thái Bình Dương trở thành ưu tiên hàng đầu".Người kế nhiệm của Obama, Donald Trump, sau đó đã coi Trung Quốc là "đối thủ cạnh tranh chiến lược".

Chính phủ Úc ngày càng tỏ thái độ về chính sách hung hăng của Bắc Kinh ở Biển Đông. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng bị cáo buộc cố gắng can thiệp vào các vấn đề chính trị của Úc.

Sau khi một thượng nghị sĩ Úc từ chức và dính vào vụ bê bối quyên góp chính trị liên quan đến một doanh nhân giàu có Trung Quốc, Úc đã thông qua luật can thiệp nước ngoài vào năm 2017. Đây được coi là một nỗ lực nhằm chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc.

Điều gì đã góp phần làm tăng thêm sự căng thẳng?

Trong những năm gần đây, Úc đã chặn một số khoản đầu tư của Trung Quốc vì lý do an ninh quốc gia.

Một số nhà phân tích cho rằng, mặc dù một số quyết định có lẽ là hợp lý, chẳng hạn như việc từ chối thầu của Huawei Technologies để giúp xây dựng mạng di động 5G của Úc, nhưng các quyết định khác có thể là khiêu khích và không cần thiết.

Laurenceson của ACRI cho biết, căng thẳng thứ hai nổ ra xoay quanh việc công ty Mengniu Dairy (Trung Quốc) đã cố gắng tiếp quản một doanh nghiệp kinh doanh đồ uống của Úc, vốn đã được cơ quan quản lý của nước Úc phê duyệt ban đầu.

Bên cạnh đó, Yibin Tianyi (Trung Quốc) đã hủy bỏ việc mua 12% cổ phần của AVZ Minerals, một công ty lithium của Úc.

John Hewson, một cựu lãnh đạo Đảng Tự do của Morrison, nhận thấy sự mâu thuẫn trong chiến lược của chính quyền Úc.

Tại sao những vụ tiếp quản này lại bị từ chối, trong khi việc Trung Quốc mua các dịch vụ quan trọng bao gồm các công ty năng lượng và cảng đã được "bật đèn xanh"?

24
Các nhà phân tích cho rằng, một số quyết định của chính phủ Úc với Trung Quốc là khiêu khích và không cần thiế. Ảnh: Tân Hoa Xã

Hewson nói với Nikkei Asia rằng, "những thông điệp hỗn hợp" của Úc đã làm hỏng mối quan hệ.

Theo Tổ chức Thương mại Thế giới, Úc là nước đứng thứ ba trong việc sử dụng các biện pháp chống bán phá giá trong sáu năm qua, mặc dù Trung Quốc cũng chẳng kém cạnh.

Các quan chức Bắc Kinh tuyên bố, chính phủ Úc đã khởi xướng 106 cuộc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với các sản phẩm của Trung Quốc.Nhưng các chuyên gia khác, như Steve Tsang của Viện SOAS Trung Quốc, nói rằng Úc hiện đang cảm nhận cơn thịnh nộ của Bắc Kinh, đơn giản vì nước này "dám đứng lên bảo vệ chính mình".

Ông Tsang tin rằng, Trung Quốc đang gửi một thông điệp đến các nền dân chủ trung lập khác.

Những tổn thương từ các vụ tranh chấp

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế đã cảnh báo rằng, mối quan hệ ngày càng xấu đi có thể ảnh hưởng đến sựphục hồi kinh tếcủa Úc sau sự tàn phá của COVID-19.Một số chuyên gia ước tính một cuộc chiến thương mại toàn diện với Trung Quốc sẽ khiến nước này thiệt hại 6% GDP.

Ngoài rượu vang, một danh sách dài các sản phẩm của Úc đã được nhắm đến, bao gồm gỗ, đường, lúa mạch, tôm hùm và quặng đồng.Trung Quốc cũng đã hạn chế nhập khẩu than Úc một cách không chính thức.

Nhưng "chìa khóa là quặng sắt", Nicki Hutley, đối tác của Deloitte Access Economics, cho biết. Vì Trung Quốc mua 80% quặng sắt của nước này.Do đó, Úc "sẽ gặp rắc rối thực sự" nếu Bắc Kinh nhắm mục tiêu vào nguồn doanh thu xuất khẩu lớn nhất, trị giá hơn 100 tỷ đô la Úc (khoảng 74 tỷ USD) hàng năm.

22
Một nhà máy chế biến quặng sắt ở Tây Úc. Nguyên liệu sản xuất thép là mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của nước này sang Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Nhà kinh tế nổi tiếng người Úc, Saul Eslake cho biết, vì Úc là một trong số ít quốc gia có thặng dư thương mại với Trung Quốc, nên nước này vẫn đặc biệt dễ bị tổn thương trong cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh.

Ông tin rằng, Trung Quốc ít bị đe dọa hơn nhiều.Ông nói: “Những thứ chúng tôi bán cho Trung Quốc thì họ có thể làm mà không có hoặc có thể mua ở nơi khác, ngoại trừ quặng sắt và khí đốt tự nhiên hóa lỏng".

Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Các chuyên gia cho biết sẽ có thêm nhiều loại thuế quan và hạn chế.Lúa mì là "nạn nhân" tiếp theo trong chuỗi hạn chế này.Nhưng quặng sắt dự kiến ​​sẽ không bị tổn hại.Eslake cho biết: “Người Trung Quốc hầu như không có cách nào thay thế việc mua quặng sắt của Tây Úc, trừ khi họ đóng cửa ngành công nghiệp thép của mình".

25
Lúa mạch nhập khẩu tại một cảng hàng hóa ở Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Cựu chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng ANZ cũng dự đoán sẽ không có thay đổi nào đối với Hiệp định Thương mại Tự do Trung Quốc - Úc.

Trong khi đó, Úc đang xem xét đưa Bắc Kinh ra WTO về các tranh chấp thuế quan khác nhau và vừa thông qua dự luật trao quyền phủ quyết của chính phủ liên bang đối với các thỏa thuận giữa các quốc gia và nước ngoài.

NHẬT SANG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement