Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Về tay Masan được nửa năm, VinMart đang lời lỗ ra sao trước khi quyết định nhượng quyền?

Thị trường 24h

01/08/2020 19:04

Nửa đầu năm nay, VinMart và VinMart+ đem về cho Masan 15.813 tỷ đồng doanh thu. Hệ thống bán lẻ này sau nửa năm về tay Masan đang dần giảm lỗ, hướng đến mục tiêu hòa vốn. Masan cũng có kế hoạch nhượng quyền VinMart ngay năm sau.

Sau nửa năm rời nhà cũ Vingroup về với chủ mới là Tập đoàn Masan, hệ thống bán lẻ VinCommerce đang được Masan thu hẹp quy mô để tối ưu hoá từng mặt bằng, thậm chí tối ưu hoá hoạt động kinh doanh đến từng m2. 

Nửa đầu năm nay, hệ thống vinMart siêu thị VinMart và cửa hàng tiện lợi VinMart đem về cho Masan 15.813 tỷ đồng doanh thu. Dù khẳng định hoạt động kinh doanh bán lẻ tại VinCommerce có nhiều cải thiện nhưng lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA) 6 tháng đầu năm của VinCommerce vẫn âm 1.058 tỷ đồng.

Chuỗi siêu thị VinMart đang kinh doanh ra sao?

Trong quý II/2020, doanh thu của hệ thống siêu thị VinMart giảm gần 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Ảnh: Nguyên Phương.
Trong quý II/2020, doanh thu của hệ thống siêu thị VinMart giảm gần 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Ảnh: Nguyên Phương.

Tính đến cuối tháng 6/2020, số lượng điểm kinh doanh siêu thị VinMart và cửa hàng tiện lợi VinMart khoảng 2.916 cửa hàng, gồm 130 siêu thị VinMart, số còn lại là VinMart . Tính chung, Masan đã mạnh tay đóng cửa hơn 100 điểm bán so với đầu năm.

Riêng hệ thống siêu thị VinMart, nửa đầu năm nay, Masan đã quyết định đóng 4 điểm và mở 1 siêu thị VinMart mới.

Trong quý II/2020, doanh thu của hệ thống siêu thị VinMart giảm gần 15% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu do các trung tâm thương mại thuộc Vincom Retail đóng cửa vì giãn cách xã hội và doanh số mảng B2B thấp hơn.

Trước đây, các siêu thị VinMart thuộc Vincom Retail đóng góp 70% vào tổng doanh số của VinMart nhưng quý II giảm chỉ còn gần 60%.

Tăng trưởng SSSG (doanh số bán hàng trên cùng cửa hàng) giảm còn 8% chủ yếu do các yếu tố liên quan dịch COVID-19. 

Masan cho biết các siêu thị VinMart khu vực Hà Nội đóng góp đến 50% tổng doanh thu của chuỗi này, với mức tăng trưởng SSSG trung bình 10%, trong đó, tăng trưởng 17% tại các địa điểm ngoài Vincom Retail và giảm 2% tại các địa điểm thuộc Vincom Retail. 

Khu vực TP.HCM, các thành phố cấp 1 và cấp 2 (các khu vực tập trung nhiều siêu thị thuộc VRE) tăng trưởng âm ở mức trung bình 20%, nhất là các siêu thị nằm trong trung tâm thương mại.

“Ảnh hưởng đáng kể từ các biện pháp giãn cách xã hội trong đại dịch COVID-19 vào tháng 4-5/2020 cho thấy VinMart có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ trong điều kiện bình thường của thị trường, ngay cả khi kết quả từ các sáng kiến cải thiện hiệu quả hoạt động của Masan chưa được thực hiện hoàn chỉnh”, đại diện Masan nhận định.

Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang rất kỳ vọng vào VinMart

Đối với hệ thống cửa hàng tiện lợi VinMart , doanh thu quý II/2020 tăng đến 51% so với cùng kỳ, mức tăng trưởng này rất ấn tượng so với thời điểm VinMart vẫn còn do Vingroup quản lý.

Masan rất kỳ vọng vào VinMart . Ảnh: Nguyên Phương. 
Masan rất kỳ vọng vào VinMart . Ảnh: Nguyên Phương. 

Theo đó, tăng trưởng doanh số bán trên cùng cửa hàng theo doanh thu/m2 là 2,8%. SSSG tăng do giá trị hóa đơn trung bình tăng trưởng 9,5%, bù đắp cho lượng khách đến cửa hàng giảm do ảnh hưởng của việc giãn cách xã hội.

“Dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, VinMart vẫn đạt chỉ số SSSG tích cực: TP.HCM có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ đạt mức 8%, đây là khu vực trọng điểm để cải tiến mô hình hoạt động”, Masan nhận định.

Trong khi đó, khu vực Hà Nội và các thành phố cấp 2 có mức tăng trưởng lần lượt là 1,3% và 9,7%, các thành phố như Đà Nẵng, Nha Trang, Huế, Cần Thơ và Hải Phòng lại sụt giảm gần 10% chủ yếu do lượng khách du lịch ít hơn. 

Doanh thu tại TP.HCM và các thành phố cấp 2 tăng trưởng tốt, đóng góp gần 45% vào doanh thu Quý 2/2020 của VinMart . Theo Masan, điều này cho thấy đà tăng trưởng mạnh mẽ để hoàn thành các mục tiêu đề ra trong nửa cuối năm.

6 tháng đầu năm, Masan đã mở mới 44 cửa hàng tiện lợi VinMart và đóng tới 146 cửa hàng. Nguyên nhân phải đóng hàng loạt là do gần 80% các cửa hàng này hoạt động không hiệu quả, cụ thể, tỷ lệ doanh thu/m2 và biên EBITDA thấp hơn nhiều so với mức yêu cầu để đạt điểm hòa vốn.

Tập đoàn của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang cho biết đang điều chỉnh mô hình hoạt động và hình thức bày trí cửa hàng, đặc biệt là ở khu vực TP.HCM. Theo đó, mô hình vận hành cùng hình thức bày trí mới sẽ được áp dụng cho các siêu thị mini được mở cửa trong thời gian sắp tới để đạt kết quả kinh doanh tốt hơn.

“Ban điều hành tin rằng mô hình siêu thị mini sẽ là tương lai của thương mại hiện đại tại Việt Nam và mô hình này sẽ thiết lập nền tảng chiến lược để hiện thực hóa tầm nhìn của Masan. Việc tối ưu và ra mắt mô hình thành công dự kiến sẽ tăng tốc trong nửa cuối năm 2020”, Masan nhận định.

Còn lỗ nghìn tỷ và hướng đến nhượng quyền

Nửa đầu năm nay, VinCommerce với hệ thống siêu thị VinMart và cửa hàng tiện lợi VinMart đem về cho Masan 15.813 tỷ đồng nửa đầu năm. Lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA) âm 1.058 tỷ đồng, tương ứng biên EBITDA trên doanh thu âm 6,7%.

Tuy nhiên, so với nửa đầu năm 2019, biên EBITDA đã cải thiện 2%, mục tiêu hòa vốn của VinCommerce đã gần hơn, đồng nghĩa VinCommerce về tay Masan đã hoạt động hiệu quả hơn. Đáng chú ý, Masan cũng đặt rất nhiều kỳ vọng vào khu vực Hà Nội khi tình hình kinh doanh thủ đô đang nhiều khả quan.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên hồi cuối tháng 6/2020, Masan tiết lộ từ năm sau, sẽ bắt đầu nhượng quyền hệ thống bán lẻ ở quy mô lớn để nhanh chóng đạt được mục tiêu hòa vốn.

Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang cho rằng thế mạnh của tập đoàn là có là mối quan hệ mật thiết với hàng trăm nghìn điểm bán lẻ truyền thống. 

Các điểm bán lẻ này đang kinh doanh, phân phối sản phẩm hàng tiêu dùng của Masan, do đó, ông Quang kỳ vọng họ sẽ là một phần của tập đoàn trong mô hình nhượng quyền sẽ triển khai sắp tới. 

Masan đặt kế hoạch đến năm 2025, mạng lưới sẽ có tổng cộng 5.000 cửa hàng theo kịch bản cơ bản. Kịch bản trung bình, chuỗi sẽ đạt 8.000 cửa hàng. 

Trường hợp kịch bản tốt, kinh doanh thuận lợi thì có đến 10.000 cửa hàng và 20.000 cửa hàng nhượng quyền hướng tới 30-50 triệu người tiêu dùng trung thành. 

Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang đặt nhiều tham vọng vào kênh mua sắm hiện đại, vì cho rằng tương lai đến năm 2025, kênh bán lẻ hiện đại sẽ chiếm đến 30% toàn ngành và sẽ lên đến 50% trong tương lai thay vì chưa đến 10% như hiện nay. 

NGUYÊN PHƯƠNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement