Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

UBS: Việt Nam là một trong những quốc gia có triển vọng nhất châu Á

Chính sách - Hạ tầng

08/07/2020 11:18

Các chuyên gia thuộc ngân hàng UBS đánh giá, Việt Nam một trong những điểm sáng nhất ở châu Á bên cạnh những thách thức cố gắng ngăn chặn COVID-19.

Edward Teather, nhà kinh tế học khu vực ASEAN tại UBS Research (Thụy Sĩ) cho biết: "Việt Nam đang chịu những tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19, nhưng triển vọng nhất trong khu vực về triển vọng kinh tế."

“Doanh số bán lẻ, nhập khẩu và sản xuất công nghiệp đã tăng trở lại trong tháng 6, tốt hơn so với hầu hết các nền kinh tế trong khu vực”, ông nói trong chương trình “Squawk Box Asia” của CNBC được phát vào hôm nay 8/7.

Nhiều nền kinh tế bị thu hẹp trong quý II/2020 so với năm 2019, nhưng GDP của Việt Nam tăng trưởng nhẹ ở mức ước tính 0,36%, theo CNBC.

Một người phụ nữ rời khỏi cửa hàng mỹ phẩm ở Hà Nội, ảnh chụp vào ngày 6/7. Ảnh: AFP.
Một người phụ nữ rời khỏi cửa hàng mỹ phẩm ở Hà Nội, ảnh chụp vào ngày 6/7. Ảnh: AFP.

Theo vị chuyên gia này, Việt Nam đã thành công trong việc ngăn chặn COVID-19 mặc dù có chung biên giới với Trung Quốc, nơi lần đầu tiên virus bùng phát.

Việt Nam đã báo cáo 369 trường hợp dương tính với COVID-19 và không có trường hợp tử vong nào cho đến nay, theo dữ liệu được tổng hợp bởi Đại học Johns Hopkins.

Ông T Teather đánh giá "Việt Nam đang phát triển và có vị thế rất tốt để tiếp tục chiếm thị phần toàn cầu về xuất khẩu trong tương lai, vì vậy triển vọng khá sáng sủa theo nghĩa tương đối so với các quốc gia khác khu vực.”

Việt Nam được xem là một trung tâm sản xuất thay thế cho các công ty muốn chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc do căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington dẫn đến việc tăng thuế.

Thúc đẩy nền kinh tế

"Thỏa thuận thương mại tư do của Việt Nam với Liên minh châu Âu được phê chuẩn vào tháng trước có thể thúc đẩy dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)," ông nói.

Ông Teather dự đoán tổng mức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam có thể bị cản trở vì quy định hạn chế đi lại nhưng sẽ được khơi thông vào năm 2021 khi lệnh cấm nhập cảnh được nới lỏng.

Hỗ trợ của chính phủ cũng có thể thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam. “Thủ tướng Việt Nam cuối tuần qua đã kêu gọi nhiều biện pháp hỗ trợ nền kinh tế và ngân hàng trung ương cũng đưa ra thông điệp muốn tăng trưởng tín dụng hơn 10%. Có vẻ như chính quyền đang có một số động lực muốn thúc đẩy tăng trưởng mạnh hơn nữa”, ông nói thêm.

NGỌC CHÂU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement