Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tranh cãi gay gắt trong phiên xét xử vụ ly hôn vợ chồng "vua" cà phê Trung Nguyên

Phân tích

20/02/2019 14:28

Sáng nay 20/2, TAND TP.HCM mở lại phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án ly hôn của vợ chồng ông chủ tập đoàn cà phê Trung Nguyên.

Sáng 20/2, TAND TP.HCM đã mở phiên toà xét xử vụ án ly hôn giữa nguyên đơn là bà Lê Hoàng Diệp Thảo và bị đơn là ông Đặng Lê Nguyên Vũ (48 tuổi, chồng của bà Thảo, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn cà phê Trung Nguyên). 

Để làm rõ các tình tiết của vụ án, Hội đồng xét xử cũng triệu tập nhiều người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án như các công ty thuộc Tập đoàn Trung Nguyên, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Tuy nhiên, đại diện các ngân hàng này vắng mặt không có lý do.

Trong phần thủ tục mở đầu phiên toà, luật sư bảo vệ quyền và lợi ích của nguyên đơn đề nghị Hội đồng xét xử triệu tập đại diện Công ty Thẩm định giá Sài Gòn để làm rõ chứng thư thẩm định giá trong vụ án và xác định bà Lê Hoàng Diệp Thảo với tư cách cổ đông các công ty thuộc Tập đoàn Trung Nguyên tham gia phiên toà với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án.

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ tại phiên toà sáng 20-2. Ảnh: TT.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ tại phiên toà sáng 20-2. Ảnh: TT.

Tuy nhiên, các luật sư của phía bị đơn cho rằng việc triệu tập công ty giám định là không bắt buộc và không cần thiết trong phiên toà này. Theo luật sư, ông Đặng Lê Nguyên Vũ là đại diện theo pháp luật nên có quyền đại diện các công ty thuộc tập đoàn Trung Nguyên.

Phía bị đơn cũng đồng ý với ý kiến của nguyên đơn về việc để cá nhân là cổ đông có quyền phát biểu ý kiến với tư cách người có quyền và nghĩa vụ liên quan, như vậy tương tự bà Thảo, ông Vũ và người đại diện theo uỷ quyền của ông Vũ có quyền phát biểu ý kiến liên quan đến quyền lợi của mình.

Ngoài ra, luật sư phía nguyên đơn còn có ý kiến về việc trước khi mở phiên toà, bị đơn có nộp cho Hội đồng xét xử bộ tài liệu để Hội đồng xét xử tham khảo. Luật sư cho rằng phía nguyên đơn, hay đại diện VKSND TP.HCM cần được tiếp cận tài liệu này. 

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo tại phiên toà. Ảnh: TT.
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo tại phiên toà. Ảnh: TT.

Theo toà, ông Vũ với tư cách là Chủ tịch Hội đồng Thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc các công ty thuộc Tập đoàn Trung Nguyên và ông Vũ có ủy quyền cho ông Phước được ý kiến bảo vệ quyền lợi cho các công ty. 

Hội đồng xét xử cho rằng đối với các cổ đông không thể đưa vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Bà Thảo với tư cách là nguyên đơn vẫn có quyền tranh luận, nêu ý kiến bảo vệ quyền lợi của mình.

Trước đó, vào ngày 14/1, khi kết thúc buổi hòa giải cuối, bà Thảo đã đề xuất phương án phân chia tài sản. Theo đó, vợ ông Vũ đề nghị tổng khối tài sản chung của 2 vợ chồng hiện nay sẽ chia thành 2 nhóm, gồm Trung Nguyên và G7. 

Bà Thảo để cho ông Vũ có quyền lựa chọn trước, nếu ông Vũ chọn nhóm tài sản Trung Nguyên thì bà Thảo sẽ nhận nhóm tài sản G7 và ngược lại. Những tranh chấp giữa vợ chồng ông Đặng Lê Nguyên Vũ có thể coi xuất phát từ việc ông Vũ truất quyền bà Lê Hoàng Diệp Thảo tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên vào năm 2015.

MINH TUẤN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement