Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Trầm Bê - từ “ông trùm” kinh doanh nhiều lĩnh vực tới dứt duyên nghề “buôn tiền”

Tài chính

26/02/2017 02:02

Thân thế của ông Trầm Bê bắt đầu thu hút sự quan tâm từ thương vụ thâu tóm Sacombank vào tháng 2/2012.

Sải nhiều bước tới SouthernBank

ÔngTrầm Bêsinh ngày 10/9/1959 tại Trà Vinh và bắt đầu sự nghiệp không liên quan đến tài chính ngân hàng, mà từ hoạt động liên quan đến lâm nghiệp.

Từ năm 1991 - 1994: ông Trầm Bê trở thành Giám đốc Công ty Chế biến Lâm sản Đông Anh, từ năm 1995 - 2001 là Chủ tịch Hội đồng Quản trị công ty này.

Đến năm 1999, ông Trầm Bê tham gia vào thị trường bất động sản với việc mua cổ phần của Công ty Đầu tư Xây dựng Bình Chánh (BCCI) khi đơn vị này chuyển đổi từ mô hình quản lý Nhà nước sang công ty cổ phần. Ông Trầm Bê tham gia vào hoạt động của BCCI với vai trò là thành viên hội đồng quản trị. BCCI làm ăn khá tốt khi trong giai đoạn khó khăn kinh tế vừa qua, nhiều công ty bất động sản rơi vào bế tắc thì BCCI vẫn đạt mức tăng trưởng doanh thu 66% và lợi nhuận 36% trong năm tài chính 2009-2010 (tháng 8/2016 ông rời khỏi BCCI).

Năm 2001, ông Trầm Bê lấn sân sang lĩnh vực y tế khi góp vốn thành lập bệnh viện Triều An, với vị trí là thành viên hội đồng quản trị (hiện nắm giữ 15,25% cổ phần). Triều An là bệnh viện tư nhân đa khoa chuyên sâu đầu tiên và cũng là lớn hàng đầu Việt Nam.

Từ năm 2002 - 2004, với tư cách Chủ tịch Hội đồng Quản trị công ty Chế biến Thủy hải sản Sơn Sơn, ông Trầm Bê chiếm lĩnh toàn bộ thị trường chiếu xạ thanh long tại Việt Nam, đây là điều kiện cần thiết về vệ sinh an toàn thực phẩm để được phép xuất khẩu trái thanh long. Sản lượng xuất khẩu thanh long tại Bình Thuận từ năm 2005-2009 trung bình trên 23.000 tấn mỗi năm. Đó là chưa kể thanh long từ các tỉnh khác cũng phải đến chiếu xạ tại công ty này. Mãi cho đến năm 2009, thế độc quyền này mới mất đi khi có nhà máy chiếu xạ thanh long thứ hai do Công ty cổ phần An Phú đầu tư.

Gom góp vốn và phất lên qua việc kinh doanh nhiều ngành nghề trong hơn 13 năm, những ngành nghề mà ông Trầm Bê kinh doanh những năm này đều mang lại lợi nhuận lớn vì đúng thời điểm.

Đến năm 2004, ông Trầm Bê bắt đầu tham gia vào lĩnh vực tài chính khi đầu tư và trở thành Phó Chủ tịch hội đồng quản trị ngân hàng TMCP Phương Nam (SouthernBank). Cổ phần của ông Trầm Bê và những người liên quan tại SouthernBank đến năm 2014 trên 20% vốn điều lệ của ngân hàng này.

SouthernBank cho “ra đời” Công ty Vàng bạc Đá quý Phương Nam (NJC, hiện con gái Ông Trầm Bê là Trầm Thuyết Kiều vẫn nắm giữ 11% vốn của NJC) và Công ty Chứng khoán Phương Nam (PNS).

Một bước thâu tómSacombank

Đến tháng 2/2012, thị trường ngân hàng rúng động khi đại diện nhóm cổ đông từ ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu (Eximbank), trong đó có cổ phần của ông Trầm Bê, công bố đã được ủy quyền bằng văn bản 51% cổ phần có quyền biểu quyết của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) và yêu cầu bầu lại toàn bộ ban lãnh đạo Sacombank.

Lúc này, ông Trầm Bê chính thức trở thành cổ đông lớn của Sacombank với vị trí Phó Chủ tịch hội đồng quản trị. Đến tháng 5/2012, con trai ông Trầm Bê là Trầm Khải Hòa cũng là thành viên hội đồng quản trị của Sacombank.

Tiếp đến là hàng loạt nhân sự của SouthernBank sang nắm các vị trí chủ chốt của Sacombank. Tổng cộng đến hết năm 2013, ông Trầm Bê và 3 người con nắm khoảng 6,8% cổ phần của Sacombank.

Thông tinsáp nhậpSouthenBank vào Sacombank bắt đầu rộ lên trên thị trường và được khẳng định qua đại hội đồng cổ đông bất thường của 2 ngân hàng này vào năm 2015.

Đến ngày 13/8/2015, Ngân hàng Nhà nước đã đồng ý cho hai ngân hàng SouthernBank và Sacombank sát nhập. Tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu 2 ngân hàng là 1:0,75, tức 1 cổ phiếu của Southern Bank sẽ hoán đổi thành 0,75 cổ phiếu của Sacombank. Tuy nhiên, sau đó ông Trầm Bê đã phải cam kết ủy quyền không hủy ngang vô thời hạn toàn bộ cổ phần của mình tại Sacombank cho Ngân hàng Nhà nước.

Tháng 10/2015: Xóa tên SouthernBank khỏi hệ thống ngân hàng khi chính thức sáp nhập vào Sacombank.

Như vậy, sau sáp nhập Sacombank thuộc nhóm 5 ngân hàng lớn nhất Việt Nam với tổng tài sản đạt 290.861 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu đạt 22.645 tỷ đồng, vốn điều lệ là 18.853 tỷ đồng; mạng lưới hoạt động lên đến 567 điểm giao dịch trên cả nước và hai nước Lào, Campuchia; tổng số cán bộ, nhân viên là 15.510 người.

Tuy nhiên, chỉ 1 tháng sau đó, ngày 11/11/2015, ông Trầm Bê thôi giữ chức Phó Chủ tịch thường trực hội đồng quản trị tại Sacombank.

Thương vụ “cá bé nuốt cá lớn” trên thị trường ngân hàng bắt đầu lộ “điểm yếu” khi số nợ xấu của SouthernBank “đổ” về Sacombank quá lớn khiến Sacombank sau sáp nhập tăng dần khối nợ xấu lên tới 5,4% (tương đương hơn 10.000 tỷ đồng, trong đó nợ có khả năng mất vốn tới hơn 7.000 tỷ đồng) trong năm tài chính 2016.

Hoạt động kinh doanh của Sacombank đã bị lỗ quý IV trong năm 2015 (lỗ 671 tỷ đồng) và quý IV/2016 (lỗ 18,5 tỷ đồng) khiến lợi nhuận năm giảm. Năm 2016, lợi nhuận trước thuế của Sacombank đạt 532 tỷ đồng, từ mức 1.469 tỷ đồng năm 2015.

Đến ngày 24/2/2017, Ngân hàng Nhà nước mới chính thức chấp thuận cho cha con ông Trầm Bê và Trầm Khải Hòa chấm dứt quyền điều hành tại Sacombank. Việc này sẽ trình cổ đông thông qua tại đại hội đồng cổ đông vào tháng 4 năm nay.

Như vậy, “duyên ngân hàng” của ông Trầm Bê đến thời điểm này coi như đã chấm dứt. Ông không còn sở hữu cổ phiếu ngân hàng cũng sau 13 năm dấn thân “buôn tiền”.

Theo báo cáo quản trị của Sacombank, tính đến cuối năm 2016, gia đình ông Trầm Bê sở hữu 179 triệu cổ phiếu của Sacombank, tương ứng tỷ lệ gần 9,5% vốn điều lệ Sacombank. Tuy nhiên, ông Trầm Bê đã ủy quyền không hủy ngang vô thời hạn toàn bộ cổ phần cho Ngân hàng Nhà nước.

Về hoạt động của SouthernBank trước khi sáp nhập vào Sacombank:

SouthernBank được thành lập 19/05/1993 với số vốn ban đầu 10 tỷ đồng. Với mạng lưới tổ chức hoạt động là 01 Hội sở và 01 chi nhánh.

Đến ngày 31/12/2013, SouthernBank có 142 Chi Nhánh, Phòng Giao Dịch và đơn vị trực thuộc tọa lạc trên khắp phạm vi cả nước; Vốn điều lệ đạt 4.000 tỷ đồng, và tổng tài sản đạt 77.558 tỷ đồng.

Tuy nhiên, theo kết luận thanh tra của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, tính đến 30/6/2012, SouthernBank có hơn 18.788 tỷ đồng nợ xấu, ngân hàng này đã chủ động thu hồi được hơn 9.188 tỷ đồng nợ xấu, bán nợ cho VAMC 1.440 tỷ đồng trong năm 2013 và bán tiếp cho VAMC hơn 600 tỷ đồng trong tháng 12/2014. Sau khi thực hiện chỉnh sửa, đến 31/12/2014 nợ xấu chỉ còn 4.316 tỷ đồng.

Theo ​​​​​​​LAN ANH (Bizlive)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement