Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện thuế chống bán phá giá đường mía Thái Lan

Cơ hội giao thương

04/03/2021 11:21

Theo cơ quan chức năng, ngành sản xuất mía đường trong nước đã chịu thiệt hại nặng nề trong thời gian qua do tác động tiêu cực từ đường mía nhập khẩu từ Thái Lan bán phá giá.

Tổng cục Hải quan vừa có công văn gửi các cục Hải quan tỉnh, thành phố về việc hướng dẫn thực hiện thuế chống bán phá giá (CBPG) và thuế chống trợ cấp (CTC) tạm thời đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan theo Quyết định Bộ Công Thương.

Việc Bộ Công Thương quyết định áp mức thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp tạm thời đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan, là do ngành mía đường trong nước đã chịu thiệt hại nặng nề do đường mía nhập từ Thái Lan bán phá giá.

1.png
Thuế chống bán phá giá với mía đường Thái Lan tương đối hợp lý. Ảnh minh ḥọa

Theo công văn hướng dẫn thời hạn áp dụng mức thuế CBPG, CTC kể từ ngày 16/2/2021 đến hết ngày 15/6/2021, Tổng Cục Hải quan giao các cục Hải quan tỉnh, thành phó hướng dẫn các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng áp dụng đồng thời thuế CBPG, CTC thực hiện khai báo 2 loại thuế theo quy định.

Đối với các tờ khai hải quan đăng ký kể từ ngày 16/2/2021 nhưng tổ chức, cá nhân chưa khai báo mức thuế CBPG, CTC, cơ quan Hải quan thực hiện rà soát, thông báo để doanh nghiệp thực hiện khai báo bổ sung theo quy định.

Trước đó, ngày 9/2, Bộ Công Thương ban hành Quyết định về việc áp dụng biện pháp CBPG và CTC tạm thời đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan.

Theo đó, các công ty sản xuất, xuất khẩu Thái Lan sẽ bị áp thuế tạm thời 48,88% đối với đường tinh luyện và 33,88% đối với đường thô gồm thuế CBPG và thuế CTC.

Thuế CBPG và thuế CTC tạm thời có thời hạn áp dụng là 120 ngày kể từ ngày có hiệu lực (16/2), trừ khi được gia hạn theo quy định của pháp luật.

Mức thuế này sẽ được rà soát thường xuyên, để bảo đảm môi trường cạnh tranh công bằng nếu có biểu hiện chuyển mạnh từ nhập khẩu đường tinh luyện, đường trắng sang nhập khẩu đường thô để lẩn tránh thuế CBPG, CTC ở mức cao hơn.

2(1).png
Công nhân Nhà máy Đường Bình Xa (Hàm Yên) đóng gói sản phẩm đường kính trắng. Ảnh: Báo Tuyên Quang

Cuộc điều tra được Bộ Công Thương khởi xướng từ 21/9/2020, theo yêu cầu của các đại diện ngành sản xuất trong nước. Kết quả điều tra cho thấy ngành sản xuất đường mía trong nước đã chịu thiệt hại nặng nề trong thời gian vừa qua. Một loạt các nhà máy đường phải đóng cửa, gây tác động nghiêm trọng đến việc làm của người lao động.

Ngành sản xuất đường mía trong nước đang bị thiệt hại nặng nề bởi đường Thái Lan nhập khẩu tăng đột biến.

Theo tính toán, đã có 3.300 người lao động bị mất việc làm và 93.225 hộ nông dân bị ảnh hưởng do khó khăn của ngành sản xuất đường trong nước. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do đường nhập khẩu được trợ cấp và bán phá giá từ Thái Lan tăng mạnh trong năm 2020, lên tới gần 1,3 triệu tấn, tăng 330,4% so với năm 2019.

Trong thời gian tới, để đưa ra kết luận cuối cùng về vụ việc, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục làm việc với các bên liên quan, thẩm tra xác minh số liệu và tổ chức phiên tham vấn công khai để tất cả các bên có cơ hội bày tỏ ý kiến của mình, đồng thời đánh giá tác động toàn diện của vụ việc đến các bên liên quan. Vụ việc dự kiến sẽ kết thúc điều tra vào quý II/2021.

(Tổng hợp)

P.P
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement