Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tiến sĩ Lương Vũ Ngọc Duy: Chuyển đổi số nên bắt đầu từ điều nhỏ để giảm rủi ro

Tài chính

24/07/2019 11:26

Tiến sĩ Lương Vũ Ngọc Duy, Giám đốc điều hành Zara Yerntex Co. Ltd, đồng thời là Phó giám đốc chương trình thạc sĩ – Viện John von Neumann chia sẻ về chuyển đổi số tại chương trình chiến lược kinh doanh thời đại số do Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức.

Kinh doanh trên điện thoại

Ngoài đảm nhiệm giám đốc điều hành Zara Yertex Co. Ltd, chương trình thạc sĩ – Viện John von Neumann, Tiến sĩ Lương Vũ Ngọc Duy còn kiêm nhiệm việc doanh nghiệp gia đình mình và đã có những thành công trong ứng dụng chuyển đổi số trong ngành sợi, vải.

Theo Tiến sĩ Lương Vũ Ngọc Duy, toàn cầu hóa hiện nay tỉ lệ lợi nhuận thấp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tối ưu hóa hoạt động sản xuất bằng cách số hóa chính lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

Với doanh nghiệp, nếu vận dụng và trang bị về chuyển đổi số sẽ cho ra những thông tin hữu ích cho việc hoạch định kế hoạch kinh doanh, bán hàng, thị trường. Và đặc biệt, những dữ liệu kinh doanh, qua công nghệ số sẽ dự báo một cách khoa học, chính xác những vấn đề thị trường cho doanh nghiệp…

Theo Tiến sĩ Lương Vũ Ngọc Duy, công ty về sợi của gia đình làm theo cách truyền thống, nên phải mất nhiều thời gian thuyết phục cha mẹ cho áp dụng chuyển đổi số.

Tiến sĩ Lương Vũ Ngọc Duy: Chuyển đổi số cần tư duy sáng tạo
Tiến sĩ Lương Vũ Ngọc Duy: Chuyển đổi số cần tư duy sáng tạo

Sau khi cha mẹ đồng ý, Ngọc Duy yêu bắt đầu thống kê dữ liệu về chất lượng, sản lượng… sau đó tìm những điểm còn thiếu để tối ưu hóa, lắp đặt những cảm biến trong các dây chuyền sản xuất để thu về những dữ liệu cần thiết cho công việc…

“Trước đây hệ thống sản xuất rất truyền thống, các máy móc, thông tin về hiệu suất máy đều được các công nhân trong nhà máy ghi lại và báo cáo kết quả sản lượng chất lượng của ngày. Nhưng khi về nước, thì tôi đã chuyển tất cả những hoạt động trên thành số hóa có thể cập nhật từng phút từng giây ngay trên điện thoại thông minh của tôi”, Tiến sĩ Ngọc Duy chia sẻ.

“Ngành sản xuất dệt sợi, thế hệ trước của bố mẹ, người tiêu dùng mua hàng hoàn toàn thủ công. Những thị trường như Hàn Quốc, Trung Quốc… khi gửi sản phẩm như thế nào sang thì họ chỉ biết vậy. Nhưng ngày nay, sự phát triển của công nghệ thông tin, họ nắm bắt được quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm rất rõ.

Ngày xưa thì các doanh nghiệp thường chuyển tiền trước rồi giao hàng, bán hàng hình thức này áp dụng cả cả nội địa lẫn nước ngoài. Ngày nay thì tất cả đều giao dich qua mạng”, TS Ngọc Duy cho biết.

Sau khi một thời gian đi du học trở về nước, TS Ngọc Duy xem xét thị trường quốc tế thì thấy ngành sản xuất vải sợi của mình liên quan rất nhiều đến tài chính. Ví dụ sản xuất sợi cotton 100% thì nó liên quan đến liên quan đến giá cả nông sản, trên thị trường New York, lên xuống một cách liên tục mỗi một giây.

Hay sản phẩm của mình bán cho Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc được tính bằng USD. Nhưng họ bán ra thị trường đồng nhân dân tệ, đồng Won, đồng Yên.

Đôi khi giá cotton thay đổi, hoạt động tỷ giá của họ tăng lên hoặc giảm xuống thì mình có thể điều chỉnh giá bán của mình. Từ tất cả những dữ liệu trên, khi mình về nước đã hình thành nên một bài toán về thông tin liên kết giữa sản phẩm vải sợ và tỷ giá.

TS Ngọc Duy hình thành một hệ thống thu thập thông tin về tỷ giá giá trên thị trường và tất cả cập nhật qua điện thoại. Theo TS Ngọc Duy nếu không có những thông tin đấy mình trở tay không kịp, bị thất thoát về doanh thu.

Sau một vài bài học về thất thoát doanh thu, mình đã chứng minh cho bố mẹ thấy rằng những thông tin, số hóa có thể cho mình phòng vệ rủi ro thiệt hại trong kinh doanh.

Chuyển đổi theo nhu cầu khách hàng 

Theo Tiến sĩ Ngọc Duy doanh nghiệp muốn chuyển đổi số thì hãy bắt đầu từ những cái nhỏ. Nắm bắt nhu cầu khách hàng, mong muốn ban lãnh đạo công ty, làm thế nào để giảm những rủi ro về tỷ giá và giá nông sản, ghi nhận những data về khách hàng và cuối cùng là tư duy của người xử lý dữ liệu.

Chuyển đổi số nó thay đổi cả một quy trình sản xuất, bán hàng, văn hóa công ty, cơ sở hạ tầng, yếu tố con người, và cả hình thức, phương thức kinh doanh cũng thay đổi như không còn bán truyền thống nữa đẩy mạnh việc buôn bán kinh doanh Online.

Việc thay đổi một dây chuyền sản xuất rất là khó, không thể nói chuyển đổi số là chuyển đổi ngay được. Ngọc Duy cho rằng dù chuyển đổi số thế nào thì cũng phải đặt chất lượng lên đầu vì khách hàng quay lại với mình vì sản phẩm tốt chứ không phải vì giá rẻ.

Chuyển đổi số, nói cho cùng mục tiêu cuối cùng là hướng đến khách hàng, các doanh nghiệp bắt đầu thay đổi từ những ứng dụng nhỏ, sau đó lan rộng ra nội bộ. Để trong trường hợp có rủi ro thì nó sẽ thì sẽ thiệt hại ít và rút kinh nghiệm cho những chuyển đổi lớn sau này. Khi mà nó đã đạt được sự hiệu quả con thì bắt đầu nhân rộng.

“Trước khi về Việt Nam, tôi nghĩ rằng, việc số hóa đang gặp khó khăn ở vấn đề chi phí đầu tư và sử dụng các thiết bị công nghệ, kỹ thuật… phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh còn cao. Nhưng sau thời gian tìm hiểu, tôi nhận ra rằng, chi phí đầu tư không phải là vấn đề lớn. Bởi với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, công nghệ, chi phí đầu tư thiết bị ngày càng rẻ hơn và vấn đề lớn ở đây là dữ liệu và sáng tạo” tiến sĩ Ngọc Duy cho biết.

Theo tiến sĩ Lương Vũ Ngọc Duy người lãnh đạo cần mạnh dạn đẩy mạnh, khuyến khích những ý tưởng của người trẻ. Mặt khác cần có sự chuyên môn hóa về phân tích dữ liệu tại các doanh nghiệp để phân tích, tìm hiểu thông tin phục vụ lợi ích việc chuyển đổi số.

VIÊN VIÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement