Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thủy điện đồng loạt xả lũ, Nghệ An ngập qua mái nhà

Phân tích

30/10/2020 13:58

Mưa lớn kéo dài suốt đêm qua đến sáng nay (30/10) cộng với thủy điện xả lũ đã gây ngập thành phố Vinh và nhiều địa phương khác ở tỉnh Nghệ An.

Ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 9, trên địa bàn Nghệ An có mưa rất to khiến một số nhà máy thủy điện thông báo xả lũ vào tối 29/10. Tại huyện Quế Phong, thủy điện Châu Thắng đã xả lũ qua các cửa van và qua các tổ máy với lưu lượng 76 - 400 m³/giây.

Tại thủy điện Nậm Mô (huyện Kỳ Sơn), từ 19h ngày 29/10, nhà máy đã xả với lưu lượng 140-400 m³/giây. Còn Nhà máy thủy điện Bản Ang (huyện Tương Dương) cũng xả với lưu lượng 200-500 m³/giây từ 20h30 ngày 29/10.

Mưa lớn gây ngập lụt nghiêm trọng ở nhiều khu vực của Nghệ An. Video: Nhật Sang

Ngoài ra, tại thị xã Hoàng Mai, xí nghiệp thủy lợi Hoàng Mai cũng thông báo kế hoạch xả lũ hồ Vực Mấu từ 1h đến 6h ngày 30/10 với lưu lượng từ 20-100 m³/giây qua 2 cửa tràn.

Nhiều nhà máy thủy điện ở Nghệ An xả lũ do mưa to, nước sông lên cao. Ảnh: Báo Nghệ An
Nhiều nhà máy thủy điện ở Nghệ An xả lũ do mưa to, nước sông lên cao. Ảnh: Báo Nghệ An

Còn thủy điện Chi Khê (huyện Con Cuông) xả với lưu lượng 500 - 1.000 m³/giây và có thể tăng thêm tùy thuộc vào lưu lượng nước về hồ.

Lực lượng chức năng khẩn cấp thông báo người dân di tản trong đêm. Ảnh: ZIngNews
Lực lượng chức năng khẩn cấp thông báo người dân di tản trong đêm. Ảnh: ZIngNews
Lực lượng chức năng cùng người dân di tản đồ đạc. Ảnh: ZingNews
Lực lượng chức năng cùng người dân di tản đồ đạc. Ảnh: ZingNews

Đến sáng 30/10, nước lũ tại nhiều nơi của địa bàn huyện Thanh Chương tiếp tục dâng cao giữa lúc mưa không ngớt. Nhiều xã đang ngập sâu, bị chia cắt, đường giao thông sạt lở.

Xã Thanh Mỹ là một trong những khu vực ngập sâu nhất của huyện Thanh Chương. Ảnh: Nghệ An
Xã Thanh Mỹ là một trong những khu vực ngập sâu nhất của huyện Thanh Chương. Ảnh: Nghệ An
Nhà cửa, chuồng trại ngập trong biển nước.
Nhà cửa, chuồng trại ngập trong biển nước.
Tuyến đường nối trung tâm huyện Thanh Chương với một số xã bị chia cắt. Ảnh: Thủy Nguyên
Tuyến đường nối trung tâm huyện Thanh Chương với một số xã bị chia cắt. Ảnh: Thủy Nguyên
Chị Thủy ở Thanh Chương, Nghệ An cho biết vào khoảng 10h sáng, nhiều thôn xóm ở Thanh Chương đã bị cô lập hoàn toàn và mất điện trên diện rộng.
Chị Thủy ở Thanh Chương, Nghệ An cho biết vào khoảng 10h sáng, nhiều thôn xóm ở Thanh Chương đã bị cô lập hoàn toàn và mất điện trên diện rộng.
Nước lũ dâng cao quá nhanh, một số người dân vẫn chưa di tản kịp. Ảnh: Ngoc Han Nguyen
Nước lũ dâng cao quá nhanh, một số người dân vẫn chưa di tản kịp. Ảnh: Ngoc Han Nguyen

Trong khi đó, ông Đặng Đình Luận, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Anh Sơn cho biết, mưa lụt trong những ngày qua, đặc biệt từ chiều 29 đến sáng 30/10, đã khiến xã Cao Sơn bị cô lập hoàn toàn, nhiều xã ngập cục bộ như Phúc Sơn, Khai Sơn, Bình Sơn, Thành Sơn, Thọ Sơn… 

Nhiều diện tích hoa màu bị ngập sâu trong nước, đất sạt lở tràn vào nhà của một hộ dân ở Hội Sơn. Báo Nghệ An
Nhiều diện tích hoa màu bị ngập sâu trong nước, đất sạt lở tràn vào nhà của một hộ dân ở Hội Sơn. Báo Nghệ An
46 hộ dân ở huyện Anh Sơn (Nghệ An) đã di tản ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở đất. Ảnh: Báo Nghệ An 
46 hộ dân ở huyện Anh Sơn (Nghệ An) đã di tản ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở đất. Ảnh: Báo Nghệ An 
Nhiều hộ dân ở chân núi Nguộc cho biết, mưa lớn mấy ngày qua khiến núi Nguộc bị sạt lở rất nguy hiểm, nhiều gia đình đã phải chuyển đi nơi khác để tránh trú. Ảnh: Nghệ An
Nhiều hộ dân ở chân núi Nguộc cho biết, mưa lớn mấy ngày qua khiến núi Nguộc bị sạt lở rất nguy hiểm, nhiều gia đình đã phải chuyển đi nơi khác để tránh trú. Ảnh: Nghệ An
Người dân tranh thủ sửa nhà ngay trong mưa vì sợ không có nơi trú ẩn. Ảnh: Báo Nghệ An
Người dân tranh thủ sửa nhà ngay trong mưa vì sợ không có nơi trú ẩn. Ảnh: Báo Nghệ An
Nước lũ dâng cao rất nhanh, nhiều căn nhà đã ngập không thấy mái. Ảnh: Nghệ An
Nước lũ dâng cao rất nhanh, nhiều căn nhà đã ngập không thấy mái. Ảnh: Nghệ An
Bà con lo chuyển đàn bò đến nơi an toàn nhưng nước đã ngập quá cao. Ảnh: Nghệ An
Bà con lo chuyển đàn bò đến nơi an toàn nhưng nước đã ngập quá cao. Ảnh: Nghệ An

Các tuyến đường ở TP Vinh từ sớm nay cũng chìm trong biển nước như Đốc Thiết, Hồng Bàng, Nguyễn Thị Minh Khai, Trần Phú, Lý Thường Kiệt, Phan Bội Châu, Trần Hưng Đạo, Ngư Hải, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Xí, Phan Chu Trinh, Đinh Công Tráng, ngã tư Phạm Đình Toái giao đại lộ 32, khu vực chợ Hưng Dũng...

Rạng sáng 30/10, tuyến đường Phan Chu Trinh đã ngập nặng. Ảnh: Báo Nghệ An
Rạng sáng 30/10, tuyến đường Phan Chu Trinh đã ngập nặng. Ảnh: Báo Nghệ An
Nhiều xe máy và xe ô tô bị tắt máy, không thể di chuyển được trong tình trạng nước lũ dâng cao. Ảnh: Báo Nghệ An
Nhiều xe máy và xe ô tô bị tắt máy, không thể di chuyển được trong tình trạng nước lũ dâng cao. Ảnh: Báo Nghệ An
Huy động xuồng cứu hộ giúp người dân di tản. Ảnh: Báo Nghệ An
Huy động xuồng cứu hộ giúp người dân di tản. Ảnh: Báo Nghệ An

Ngày 30/10, Tỉnh ủy Nghệ An có Công điện khẩn số 02/CĐ-TU về việc ứng phó với thiên tai đang diễn ra trên địa bàn tỉnh do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 9. Theo Công điện này, Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu người đứng đầu chính quyền các cấp trong tỉnh trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó với mưa lớn và lũ lụt trên địa bàn tỉnh theo phương châm 4 tại chỗ.

Lực lượng chức năng của phường Hồng Sơn đã huy động tổng lực để giải cứu người dân và đảm bảo an toàn tài sản cho các hộ. Ảnh: Báo Nghệ An
Lực lượng chức năng của phường Hồng Sơn đã huy động tổng lực để giải cứu người dân và đảm bảo an toàn tài sản cho các hộ. Ảnh: Báo Nghệ An

Trước mắt, lực lượng chức năng tập trung ứng cứu nhân dân nơi đang bị ngập và bị cô lập, chia cắt, tổ chức di dời, sơ tán dân nơi có nguy cơ lũ ống, lũ quét, sạt lở đất. Đồng thời, triển khai biện pháp cảnh báo ở các điểm giao thông bị ngập lũ, bố trí lực lượng ứng trực, kiên quyết không để người và các phương tiện lưu thông qua địa điểm nguy hiểm.

Các lực lượng chức năng nhanh chóng sơ tán những người trong vùng ngập nặng đến nơi trú ẩn. Ảnh: Báo Nghệ An
Các lực lượng chức năng nhanh chóng sơ tán những người trong vùng ngập nặng đến nơi trú ẩn. Ảnh: Báo Nghệ An
Cụ Lê Thị Lan, khối 13, phường Bến Thủy xúc động:
Cụ Lê Thị Lan, khối 13, phường Bến Thủy xúc động: "Nước dâng cao quá, mà tôi lại chỉ ở một mình, không thể ra ngoài, cũng không biết sử dụng điện thoại để gọi cho ai nên rất lo sợ, rất may là có các chiến sỹ đến cứu đưa tôi đến nơi an toàn". Ảnh: Báo Nghệ An

Ngoài ra, cơ quan truyền thông, cán bộ, đảng viên, nhân dân sử dụng các ứng dụng mạng xã hội để truyền tải kịp thời, chính xác về tình hình thiên tại, ngập lũ, những nơi đang gặp nguy hiểm và biện pháp ứng cứu.

Bên cạnh đó, các cán bộ cũng triển khai các phuơng án, lực lượng, phương tiện khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm đời sống nhân dân sau lũ lụt.

Ông Hoàng Ngọc Cừ, Bí thư Đảng ủy phường Hồng Sơn cho biết, trong sáng 30/10 đã giải cứu được 7 hộ gồm 35 người ở khối 1 bị ngập nặng để di dời đến nơi an toàn. Hiện mực nước vẫn đang lên cao do đó các lực lượng vẫn phải túc trực để xử lý kịp thời các sự cố. Ảnh: Báo Nghệ An
Ông Hoàng Ngọc Cừ, Bí thư Đảng ủy phường Hồng Sơn cho biết, trong sáng 30/10 đã giải cứu được 7 hộ gồm 35 người ở khối 1 bị ngập nặng để di dời đến nơi an toàn. Hiện mực nước vẫn đang lên cao do đó các lực lượng vẫn phải túc trực để xử lý kịp thời các sự cố. Ảnh: Báo Nghệ An

Thông tin mới nhất về lũ lụt ở Nghệ An, ông Vũ Đức Long, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang có mưa rất lớn, mực nước lũ vùng hạ lưu sông Cả ở Nghệ An lên rất nhanh - chiều và tối nay có thể lên trên báo động 2.

Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp với nhiễu động gió Đông trên cao, nên từ nay đến ngày 31/10 ở các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình có mưa to đến rất to với tổng lượng mưa phổ biến 80-180mm; riêng Nghệ An và Hà Tĩnh có nơi trên 300mm. 

Cầu bắc ngang sông cũng ngập nặng khiến nhiều vùng vị cô lập. 
Cầu bắc ngang sông cũng ngập nặng khiến nhiều vùng vị cô lập. 
Nước chảy xiết kèm theo mưa lớn tại các vùng núi. 
Nước chảy xiết kèm theo mưa lớn tại các vùng núi. 
NHẬT SANG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement