Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thực phẩm đóng hộp, tốt hay xấu?

Tiêu dùng thông minh

30/06/2018 12:43

Thực phẩm đóng hộp thường được cho là kém dinh dưỡng, thậm chí, có người còn cho rằng đồ hộp có những chất có hại và nên tránh.

Nhưng cũng có người nói thực phẩm đóng hộp thuộc loại lành mạnh. Phải hiểu thế nào về thực phẩm tiện ích này?

Thực phẩm được đóng hộp như thế nào?

Đóng hộp là để bảo quản thực phẩm lâu dài, bằng cách cho vào trong hộp hàn kín, không tiếp xúc với không khí. Cách thức đóng hộp có thể khác nhau một chút tuỳ loại thực phẩm, nhưng nói chung đều trải qua ba công đoạn sau:

– Chế biến: thực phẩm được lột vỏ, tách hạt, cắt mỏng, cắt khúc, lọc xương, hoặc nấu chín.

– Đóng hộp: cho thực phẩm vào hộp, hàn kín.

– Gia nhiệt: Hộp kín được đun nóng để diệt khuẩn và tránh hư thối.

Đồ hộp, do đó có thể sử dụng an toàn từ 1 – 5 năm.

Những loại thực phẩm thông thường được đóng hộp là trái cây, rau quả, đậu, xúp, thịt và hải sản.

123
Thực phẩm đóng hộp thường được cho là kém dinh dưỡng hơn so với thực phẩm tươi hoặc đông lạnh. Nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy điều này không hẳn đã đúng.

Mức dinh dưỡng của đồ hộp thế nào?

Thực phẩm đóng hộp thường được cho là kém dinh dưỡng hơn so với thực phẩm tươi hoặc đông lạnh. Nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy điều này không hẳn đã đúng. Thực ra, đồ đóng hộp vẫn còn giữ được phần lớn mức dinh dưỡng.

Các protein, carbohydrates (carbs) và chất béo không bị ảnh hưởng bởi quá trình đóng hộp. Đa số chất khoáng và các vitamin tan trong dầu A, D, E, K vẫn còn nguyên.

Tuy nhiên, các vitamin tan trong nước như vitamin B và C trong đồ hộp lại bị mất. Thực ra thì các vitamin này không chịu được nhiệt và không khí, nấu nướng hoặc tồn trữ ở nhà cũng bị thất thoát (nhưng ít hơn ở đồ hộp – VTT).

Mặc dù quá trình đóng hộp có thể làm hao hụt đi một số vitamin nào đó, nhưng lại phát sinh ra vài chất có lợi cho sức khoẻ, chẳng hạn cà chua và bắp khi qua nhiệt (đóng hộp) lại “nhả” ra nhiều chất chống oxid hoá hơn. Nếu không tính những phát sinh lợi ích có tính cá biệt này thì, đồ hộp nói chung vẫn là nguồn cung cấp khoáng và vitamin. Một nghiên cứu cho thấy, những người ăn đồ hộp hơn sáu lần mỗi tuần thì tiêu thụ được nhiều dưỡng chất thiết yếu, hơn những người ăn không quá hai lần một tuần.

Rẻ, tiện lợi và không dễ bị hư (để lâu) là những lợi ích mà thực phẩm đóng hộp đem lại.

Đáng ngại có thể do BPA

Điều e ngại đó là chất BPA (bisphenol A)(1)lót ở mặt trong hộp có thể thôi vào thực phẩm. Một nghiên cứu ở 78 loại đồ hộp khác nhau cho thấy, hơn 90% đều có dư lượng BPA. Rõ ràng đồ hộp là nguồn phơi nhiễm chất BPA hàng đầu ở người. Một nghiên cứu khác cho thấy, những người ăn xúp đóng hộp năm ngày, thì mức BPA trong nước tiểu tăng hơn 1.000%. Mặc dù bằng chứng chưa rõ ràng, nhưng vài nghiên cứu ở người cho thấy, BPA có liên quan đến bệnh tim mạch, tiểu đường loại 2 và rối loại cương dương ở đàn ông. Do đó, không nên ăn nhiều đồ hộp.

Có thể chứa vi khuẩn nguy hiểm

Đồ hộp có thể bị nhiễm vi khuẩnClostridium botulinum(2)nếu quá trình đóng hộp không kỹ. Vi khuẩn này có thể gây bại liệt và tử vong. Dù hiếm gặp, nhưng đa số trường hợp nhiễm C. botulinum là do đóng hộp thô sơ ở nhà, còn ở nhà máy rất hiếm gặp. Điều quan trọng là không bao giờ sử dụng đồ hộp bị phồng, bị móp hoặc bị rò rỉ.

Tóm lại, đồ hộp vẫn là một chọn lựa tốt khi không có sẵn thực phẩm tươi, do mức dinh dưỡng không có gì khác biệt nhiều so với hàng tươi hoặc đông lạnh. Điều cân nhắc đó là đồ hộp có thể nhiễm BPA, dù hậu quả tiêu cực chưa thể kết luận, nhưng cũng không nên ăn đồ hộp thường xuyên. Một số loại đóng hộp có đường và muối với lượng khá lớn, những người ăn kiêng nên đọc kỹ thành phần trên bao bì trước khi mua.

(1)BPA (bisphenolA) được dùng chế tạo nhựa polycarbonate (làm bình sữa trẻ em, hoặc lót mặt trong của đồ hộp). BPA vẫn được phép sử dụng trong bao bì thực phẩm, vì các cơ quan an toàn cho rằng BPA chỉ gây độc với liều cao. Tuy nhiên, với những sản phẩm dành cho trẻ em, như bình sữa có xu hướng bị hạn chế, nhất là ở châu Âu. (VTT)

(2)Vi khuẩn C. botulium không gây bệnh, nhưng tiết ra độc tố botulotoxin, rất độc có thể gây tử vong. Độc tố này có thể bị phân huỷ nếu đun nóng ở 100 độ C, từ 10 – 30 phút. (VTT)


KHƯƠNG AN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement