Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Phản ứng nhanh để bù đắp thiệt hại do dịch virus corona gây ra

Chính sách - Hạ tầng

05/02/2020 14:00

Trong phiên họp đầu năm 2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì nêu rõ quan điểm thành lập các đội phản ứng nhanh để chống dịch nCoV thì chúng ta cũng phải phản ứng nhanh về kinh tế, tài chính, sản xuất để bù đắp giảm sút kinh tế do dịch bệnh.

Sáng 5/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2020. Phiên họp diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) bùng phát tại Trung Quốc và lan sang Việt Nam. 

Dịch bệnh ảnh hưởng đến kinh tế

Theo Thủ tướng, một số tổ chức quốc tế nhận định Việt Nam đang kiểm soát tốt dịch bệnh. Đại diện của WHO đồng tình với các biện pháp mà Việt Nam đang triển khai.

Nhận định đỉnh điểm của dịch bệnh, hiện có nhiều nhận định khác nhau, có ý kiến cho rằng, 7-10 ngày nữa dịch nCoV tại Trung Quốc đến đỉnh dịch, có ý kiến nhận định là từ 1 tháng đến 1 tháng rưỡi nữa.

Phát biểu kết luận cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, chúng ta đã chỉ đạo chủ động, quyết liệt và đồng bộ. Các tổ chức quốc tế như WHO và UNICEF đánh giá cao các biện pháp của Việt Nam, nhờ đó hạn chế tối đa việc lây lan dịch trong bối cảnh nước ta có đường biên giới dài, giao thương lớn với Trung Quốc.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2020
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2020

Cho rằng dịch còn diễn biến phức tạp, Thủ tướng yêu cầu tuyệt đối không chủ quan, nhưng cũng không bi quan, hoang mang, từ tuyên truyền đến cách làm. Tiếp tục chủ động ứng phó trên tất cả các mặt trận, từ y tế đến ngoại giao, quốc phòng, an ninh, kể cả kinh tế, xã hội.

Thủ tướng cho rằng phải có giải pháp mạnh mẽ để bảo đảm phát triển. Thủ tướng đề nghị các thành viên Chính phủ thảo luận kỹ về tác động của dịch nCoV đối với việc hoàn thành các chỉ tiêu năm nay.

“Chúng ta đã nói là chấp nhận hy sinh một số lợi ích kinh tế để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân, nhưng đồng thời chúng ta cũng phải chủ động để giữ được nhịp độ phát triển”, Thủ tướng nói.

Trong quý I/2020, chúng ta có thể giảm tăng trưởng, trước hết là tháng 1, tháng có kỳ nghỉ Tết dài ngày, mà theo nghiên cứu, ước tính ban đầu, có thể giảm tăng trưởng GDP trong quý I/2020 khoảng 1%. Nếu kinh tế Trung Quốc giảm sâu cũng sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến Việt Nam.

“Trong bối cảnh như vậy, tinh thần và thái độ của chúng ta như thế nào, đó là câu hỏi đặt ra tại phiên họp Chính phủ hôm nay”, Thủ tướng nói và nhấn mạnh, chưa đặt vấn đề điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng năm 2020.

Các ngành cần có giải pháp tăng cường bù đắp kinh tế

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành tiếp tục đưa ra các giải pháp tái cơ cấu mạnh mẽ sản xuất. Chúng ta đã thành lập các đội phản ứng nhanh để chống dịch nCoV thì chúng ta cũng phải phản ứng nhanh về kinh tế, tài chính, sản xuất để bù đắp giảm sút kinh tế do dịch bệnh. Vì vậy, thích ứng với tình hình hiện nay trong phát triển kinh tế để “biến bại thành thắng”, vượt qua khó khăn một cách ngoạn mục, đưa nền kinh tế tiến bước.

Thủ tướng đề nghị các thành viên Chính phủ đưa ra các giải pháp tốt hơn với tinh thần "bàn tiến, không bàn lùi", không điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng.

“Chống dịch quyết liệt nhưng không được dao động”, Thủ tướng quán triệt.

Cần khắc phục cho được các bất cập, tồn tại như giải ngân vốn đầu tư công, triển khai các công trình xây dựng cơ bản lớn, vấn đề chuyển hướng thị trường, cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu, thị trường du lịch, tái cơ cấu ngành hàng không…

“Chúng ta thấy hình ảnh nhà đầu tư trong nước và nước ngoài rất hăng hái trong phát triển kinh tế. TPHCM đã có dự án gần 1 tỷ USD. Ở Hải Dương, đã có những giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ cho các tập đoàn lớn. Tổng mức đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt kỷ lục. Nhiều doanh nghiệp được thành lập…”, Thủ tướng nêu rõ, điều đó cho chúng ta niềm tin mạnh mẽ về sự tiến bước của kinh tế Việt Nam trong bối cảnh nhiều khó khăn, thử thách.

Các bộ, ngành cần làm gì để chống dịch corona?

Trước diễn biến khó lường của dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona gây nên, các bộ ngành cần có kế hoạch biện pháp phòng ngừa, tránh ảnh hưởng đến nhịp độ sản xuất, phát triển kinh tế, sinh hoạt của người dân.

Theo đó, một số ngành như hàng không, du lịch, nông nghiệp cần có phương án tái cơ cấu sớm. Triển khai ngay các đối sách, giải pháp để giảm thiểu các tác động về kinh tế của dịch.

Cần huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, toàn dân phòng chống thì mới có kết quả. Thủ tướng nhấn mạnh, không để dịch bệnh lây lan, coi chống dịch như chống giặc, quyết liệt, cụ thể, nhanh chóng, kịp thời hơn.

Các địa phương theo nhiệm vụ, chức năng được giao kiểm soát, xử lý nghiêm hành vi lợi dụng tình hình dịch bệnh để đầu cơ, găm hàng, tăng giá khẩu trang, vật tư y tế phục vụ phòng chống dịch, đưa tin thất thiệt về dịch bệnh, kể cả khởi tố, điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.

PV (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement