Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Đến năm 2045, 50% dân số Việt Nam thuộc tầng lớp trung lưu

Chính sách - Hạ tầng

10/11/2020 14:04

Phát biểu tại Quốc hội hôm nay (10/11), Thủ tướng cho biết đến năm 2045, 50% dân số Việt Nam đạt chuẩn trung lưu theo chuẩn của Ngân hàng thế giới.

Đến năm 2045, Việt Nam có 50% dân số thuộc tầng lớp trung lưu

Phát biểu tại Quốc hội, Thủ tướng cho biết, theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, tầng lớp trung lưu Việt Nam hiện xấp xỉ dân số của một số quốc gia, vùng lãnh thổ trong nhóm “4 con Hổ Châu Á” cộng lại và đến 2045 chiếm trên 50% dân số, tức tương đương dân số Hàn Quốc.

Tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều đã giảm mạnh từ 9,8% năm 2015 xuống còn dưới 3% năm 2020. Chúng ta sẽ tiếp tục nỗ lực không ngừng để giảm nghèo bền vững cho 3% hộ dân còn lại; đặc biệt là người dân ở vùng nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng lõi nghèo - ở nơi đó có những người trong độ tuổi lao động chỉ kiếm được thu nhập dăm ba trăm nghìn đồng một tháng. Chính phủ sẽ chỉ đạo quyết liệt hơn nữa các cấp các ngành ưu tiên nguồn lực, bố trí đất đai, có cơ chế phù hợp để phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp, nhà ở cho công nhân và các thiết chế văn hóa ở khu công nghiệp như ý kiến Đại biểu Quốc hội đã nêu.

Về vấn đề mức lương quá thấp của gần 1 triệu người có nhiều đóng góp đã về hưu trước năm 1993, Thủ tướng cho biết đã giao cho Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội, Bộ Tài chính trình phương án đề xuất lên Thủ tướng và  Chính phủ để xem xét, xử lý cụ thể đúng quy định và đảm bảo khả năng cân đối của ngân sách Nhà nước.

Đã tạo ra 8 triệu việc làm trong 4 năm, thu nhập bình quân gần 9.000 USD

Liên quan đến lĩnh vực lao động việc làm và thu nhập của người dân, Thủ tướng cho biết, trong hơn 4 năm qua, chúng ta đã tạo được hơn 8 triệu việc làm mới cho những người đến tuổi lao động và cả những người bị mất việc làm trước đó. Năng suất lao động của nền kinh tế chúng ta thực sự đã được cải thiện rõ nét trong những năm qua với mức tăng 5,8% một năm, cao hơn nhiều so với mức 4,3% giai đoạn trước đây. Tính chung trong gần nhiệm kỳ qua, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng gần 145%. Nhìn trên tiêu chuẩn của Ngân hàng thế giới so sánh mức sống với các nước trên thế giới, thu nhập của người dân chúng ta đã tương đương gần 9.000 USD (tính theo ngang bằng sức mua).

Chưa có vắc xin COVID-19, Việt Nam phải tự ý thức phòng chống 

Về vấn đề chống dịch Covid-19, Thủ tướng cho biết, trước bối cảnh dịch bệnh, chính phủ Việt Nam thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa bảo vệ an toàn sức khỏe cho nhân dân, vừa nỗ lực phục hồi kinh tế xã hội trong trạng thái bình thường mới. 

 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc  kêu gọi người dân tự nâng cao ý thức phòng chống COVID-19 trước khi có vắc xin. Ảnh: Chính phủ.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi người dân tự nâng cao ý thức phòng chống COVID-19 trước khi có vắc xin. Ảnh: Chính phủ.

“Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, chúng ta tuyệt đối không được lơ là chủ quan để dịch lây lan bùng phát trở lại, bằng cách cần tiếp tục nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội, nâng cao năng lực cách ly, xét nghiệm, điều trị, sản xuất vắc xin”, ông Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh trong bài phát biểu.

Với tình hình dịch bệnh còn nhiều phức tạp, có thể ảnh hưởng tiêu cực nhưng cũng có mặt tích cực đến triển vọng của kinh tế toàn cầu. Theo đó, Chính phủ Việt Nam tập trung chỉ đạo kịch bản tăng trưởng và phương án hành động khác nhau để bất luận trong trường hợp nào chúng ta cũng giữ được sự chủ động trong chiến lược và hoàn thành các mục tiêu kinh tế xã hội tốt nhất cho đất nước. 

Mục tiêu cho nền kinh tế có thu nhập cao

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, những bất cập chồng chéo về việc sửa đổi cơ chế chính sách pháp luật thực tế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu trong thời gian tới. Đồng thời, việc vào cuộc nâng cao chất lượng hành chính, tư pháp cũng góp phần tăng niềm tin hơn cho các doanh nghiệp. Từ đó, thúc đẩy các nhà đầu tư đăng ký vốn, mở rộng kinh doanh. 

Trong nước, chúng ta cần phát huy đẩy mạnh và giữ vững sản xuất nông nghiệp. “Đến nay Việt Nam đã xuất siêu gần 20 tỷ USD”, thủ tướng cho biết. Vì vậy, ông Phúc cho rằng, nông nghiệp là nền tảng, là chỗ dựa cho cho nền kinh tế toàn cầu trong khi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. 

Phải phát triển cân đối cho nền kinh tế nông nghiệp kết hợp kinh tế số, du lịch, giao thông, dịch vụ tiếp thị, y tế. Ngoài  việc nâng cao quy mô sản xuất còn phải nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và trồng nhiều cây xanh hơn. 

Thủ tướng thông tin, hiện nay nước ta ghi nhận hàng triệu tỷ đồng từ nhiều tập đoàn chế tạo công nghệ viễn thông đi vào hoạt động. Đây là vấn đề hứa hẹn đem những đột phá mới cho lĩnh vực công nghệ cao có sức cạnh tranh đối với các nước trong khu vực. “Xây dựng một đất nước phát triển có thu nhập cao, chúng ta hoàn toàn có thể làm được”, ông Phúc nói thêm.

Ông Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Thách thức lớn nhất của chúng ta hiện nay không phải là thoát khỏi thu nhập trung bình, càng không phải tụt hậu về kinh tế, mà là thiếu ý thức, thiếu ý chí vươn lên và thiếu quyết tâm hành động”.

Nâng cao trách nhiệm với phụ nữ và trẻ em

Phiên họp sáng nay, Thủ tướng cũng biểu dương đối với đội ngũ y tế nước ta trong thời gian qua đã ra sức chăm sóc và điều trị cho những bệnh nhân ung thư, đặc biệt là các bệnh nhi. 

Nói về các bệnh nhân mắc ung thư khi tuổi đời còn quá nhỏ, Thủ tướng xúc động nhắc đến trường hợp nữ sinh viên Đặng Trần Thủy Tiên (ĐH Ngoại Thương) mắc ung thư và đã được điều trị khỏi. Với sự tận tình chăm sóc của đội ngũ y bác sĩ và tinh thần lạc quan đã giúp Thủy Tiên vượt qua căn bệnh, tiếp tục theo đuổi giấc mơ của mình. 

Nữ sinh viên mắc bệnh ung thư đã được điều trị khỏi. Ảnh: Kênh 14.
Nữ sinh viên mắc bệnh ung thư đã được điều trị khỏi. Ảnh: Kênh 14.

Theo Thủ tướng, đây là câu chuyện truyền cảm hứng cho nhiều người “nếu chúng ta giữ được tinh thần lạc quan trong mọi hoàn cảnh chúng ta sẽ vượt qua được mọi thách thức tiến về phía trước”.

Không dừng lại ở đó, trong tương lai y tế phải đặc biệt quan tâm hơn nữa đến sức khỏe của trẻ em. Thủ tướng nhấn mạnh: “Trẻ em là tài nguyên quý giá của dân tộc, là thế hệ tương lai của đất nước vì vậy chúng ta phải có trách nhiệm rất lớn. Phải hưởng đến phát triển trẻ thơ toàn diện, khỏe mạnh, an toàn học tập và phát huy tối đa tiềm năng”. 

Thay đổi nghị quyết 42 và sớm tìm ra phương án hỗ trợ từ gói 62.000 tỷ đồng

Đại biểu Lê Công Nhường chất vấn: “Giải pháp đột phá nào để Việt Nam đạt mức tăng trưởng GDP năm 2021 là 6% khi, hầu hết các nền kinh tế thế giới đều tăng trưởng âm. Chính phủ đã xây dựng kịch bản cho GDP tăng trưởng thấp hơn 6% chưa?”.

Giải đáp vấn đề trên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu ra 4 hướng giải quyết như sau: “Thứ nhất, nhà nước sẽ tăng cường giải ngân vốn đầu tư công để giải quyết cơ sở hạ tầng. Thứ hai, tăng cường quản lý thuế. Thứ ba, tiết kiệm trong việc chi ngân sách, đặc biệt là những việc không cần thiết để đầu tư vào các chính sách hỗ trợ nền kinh tế. Đối với một miếng bánh, khéo ăn thì no, khéo co thì ấm, nhiệm kỳ này chính phủ cần chủ động cân nhắc để giữ vững nền tảng kinh tế nước nhà, là ý thứ tư”.

Người dân nhận tiền hỗ trợ từ nghị quyết 42 của chính phủ nhưng chưa đồng nhất. Ảnh: Hà Nội Mới.
Người dân nhận tiền hỗ trợ từ nghị quyết 42 của chính phủ nhưng chưa đồng nhất. Ảnh: Hà Nội Mới.

Riêng về gói ngân sách 62.000 tỷ đồng hiện có đến tay người dân hay chưa, Thủ tướng cho biết, tuy việc thực hiện chưa đồng bộ nhưng trong thời gian tới chính phủ sẽ thay đổi nghị quyết 42 và sớm tìm ra giải pháp cũng như phương án phù hợp nhất để kịp thời hỗ trợ người dân và các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19.

121 đại biểu chất vấn trong 2 ngày rưỡi

Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khép lại 2 ngày rưỡi chất vấn của kỳ họp Quốc hội khóa XIV.

Trong phần kết thúc phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, trong 2 rưỡi (ngày 6-9/10 và sáng 10/11), có 121 lượt đại biểu Quốc hội đã nêu câu hỏi; 41 lượt đại biểu tranh luận. Các thành viên Chính phủ, trong đó có 3 Phó thủ tướng, 15 Bộ trưởng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã trả lời chất vấn về các vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý, điều hành của mình.

Thủ tướng cũng đánh giá: “Phiên chất vấn trong kỳ họp lần này còn rất nhiều câu hỏi và tôi ghi lại. Các câu hỏi sẽ giao cho các cơ quan chức năng, Văn phòng Chính phủ tổng hợp, trả lời các đại biểu. Trong số đó, có rất nhiều câu tuyệt vời”.

XUYẾN KIM
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement