Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thời cơ đầu tư vào Việt Nam đã chín muồi khi căng thẳng Mỹ-Trung kéo dài

Doanh nghiệp

29/08/2019 12:31

Khi căng thẳng thương mại giữa Mỹ-Trung kéo dài, nó sẽ sắp xếp lại chuỗi cung ứng toàn cầu, và Việt Nam là một trong những quốc gia được hưởng lợi.

Cuộc chiến thương mại kéo dài giữa Mỹ và Trung Quốc đang sắp xếp lại chuỗi cung ứng toàn cầu và Việt Nam có thể trở thành người chiến thắng, theo một giám đốc điều hành cấp cao công ty đầu tư General Atlantic của Mỹ.

Khi các công ty Mỹ có kế hoạch chuyển các cơ sở sản xuất của họ ra bên ngoài Trung Quốc, các quốc gia ở Đông Nam Á có thể là những người hưởng lợi lớn nhất, theo Sandeep Naik, người đứng đầu khu vực Ấn Độ và Đông Nam Á tại General Atlantic, cho biết với CNBC trong chương trình Street Signs.

"Nếu bạn nhìn vào một số lĩnh vực nhất định như ô tô và hoá chất, bạn sẽ thấy một lượng lớn các cơ hội sản xuất đang chuyển đến Việt Nam và cộng động các nhà đầu tư đang theo dõi chặt chẻ các điểm đến đầu tư mới trong khu vực", ông cho biết.

General Atlantic đang quản lý số tài sản tổng trị giá 35 tỷ USD. Công ty đầu tư vào các công ty khởi nghiệp có tiềm năng tăng trưởng cao trong bốn lĩnh vực chính: người tiêu dùng, dịch vụ tài chính, chăm sóc sức khỏe và công nghệ.

"Vào thời điểm này, chúng tôi thấy Việt Nam là một điểm đến rất thú vị. Với việc sản xuất chuyển đến Việt Nam, với nhiều việc làm được tạo ra ở đó, người lao động có thu nhập cao hơn, sẽ bắt đầu một xu hướng mớ của câu chuyện tiêu dùng".

Các nhà phân tích trước đây cho biết Việt Nam, nước xuất khẩu linh kiện điện thoại, đồ nội thất, máy xử lý dữ liệu tự động, nổi lên là người hưởng lợi lớn nhất khi dòng chảy thương mại bị chuyển hướng.

Nhân viên sử dụng máy may tại nhà máy của Công ty Pan-Pacific Viet Pacific Clothing (VPC) tại Võ Cường, tỉnh Bắc Ninh vào ngày 1/3/2019. Ảnh: Bloomberg.
Nhân viên sử dụng máy may tại nhà máy của Công ty Pan-Pacific Viet Pacific Clothing (VPC) tại Võ Cường, tỉnh Bắc Ninh vào ngày 1/3/2019. Ảnh: Bloomberg.

"Có nhiều cơ hội mới cho các dịch vụ tài chính", ông nói thêm, giải thích rằng các công ty sản xuất chuyển sang Việt Nam cần tín dụng. Tín dụng cho khu vực (doanh nghiệp vừa và nhỏ), tín dụng cho đơn vị sản xuất cỡ vừa, sau đó tạo ra một phi vụ khác hoặc thúc đẩy ngành công nghiệp dịch vụ tài chính", ông Nai Naik nói.

Tuy nhiên, ông không đề cập đến bất kỳ công ty cụ thể nào ở Việt Nam mà General Atlantic hiện đang xem xét. Nhưng ông Naik lưu ý rằng các nhà đầu tư sẽ cần phải chật vật trong rất nhiều vấn đề và văn hoá bản địa khi họ tìm cách vận hành trong bối cảnh ở một quốc gia khác.

"Chúng tôi cần phải có những người thực sự sẽ giúp chúng tôi điều hướng những vấn đề đó, nhưng nếu bạn nhìn vào khoản đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam tại thời điểm này, bạn có thể thấy rằng cánh cổng đang mở", ông nói.

Thế nhưng, các nhà phân tích khác đã cảnh báo rằng Việt Nam có thể có những thách thức khác.

Gần đây, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Hội đồng doanh nghiệp Mỹ-ASEAN nói với CNBC rằng thị trường lao động ở Việt Nam đang thắt chặt, và các nhà đầu tư hiện đang tìm cách chuyển sản xuất sang các nước châu Á khác, như Thái Lan.

Trên toàn cầu, triển vọng vẫn không chắc chắn khi cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có vẻ sẽ kéo dài.

Căng thẳng giữa thế giới, hai nền kinh tế lớn nhất bùng nổ gần đây sau khi Trung Quốc công bố mức thuế mới đối với 75 tỷ USD hàng hóa của Mỹ để trả đũa các mức thuế bổ sung của Mỹ được công bố vào tháng 8.

Đáp lại những động thái của Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng chính quyền của ông sẽ tăng mức thuế hiện tại đối với các sản phẩm Trung Quốc trị giá 250 tỷ USD lên 30% từ 25% vào ngày 1/10. Thuế quan đối với hàng hóa trị giá 300 tỷ USD khác của Trung Quốc, sẽ có hiệu lực từ ngày 1/9, bây giờ sẽ là 15% thay vì 10%, ông nói thêm.

MINH TUẤN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement