Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thị trường nông sản 26/7: Giá cà phê, cao su đồng loạt tăng

Giá cả hàng hóa

26/07/2022 07:31

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá cao su và cà phê bật tăng cả thị trường trong nước và quốc tế, riêng giá hồ tiêu đi ngang.

Giá cà phê tăng cả 2 sàn

Tại thị trường trong nước và thế giới tăng. Giá cà phê dao động trong khoảng 42.100 - 42.600 đồng/kg. Cụ thể, tại Lâm Đồng giá cà phê được thu mua với mức 42.100 đồng/kg. Tại Đắk Lắk: 42.600 đồng/kg, Đắk Nông: 42.500 đồng/kg, Gia Lai: 42.500 đồng/kg, Kon Tum: 42.500 đồng/kg.

Giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng 11 USD (0,56%), giao dịch tại 1.973 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 11/2022 tăng 12 USD (0,61%) giao dịch tại 1.972 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng 3,35 Cent (1,62%), giao dịch tại 210,05 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 12/2022 tăng 3,5 Cent/lb (1,73%), giao dịch tại 206,15 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình.

Thị trường nông sản 26/7: Giá cà phê, cao su bật tăng, hồ tiêu đi ngang - Ảnh 1.

Cà phê dự kiến sẽ giao dịch ở mức 212,69 USd / Lbs vào cuối quý này, theo các mô hình vĩ mô toàn cầu của Trading Economics và kỳ vọng của các nhà phân tích.

Số liệu thống kê cho thấy, EU hiện vẫn là thị trường cung ứng cà phê lớn nhất vào thị trường Anh, trong khi châu Á (trong đó có Việt Nam) chỉ mới cung cấp khoảng 90 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, cà phê của Việt Nam và một số nhà cung ứng khác cũng đã được các nhà rang xay quốc tế thu mua và đóng gói, xuất khẩu vào thị trường Vương quốc Anh với nhãn mác của họ, trong đó có không ít các nhà rang xay của EU.

Theo Statista, doanh thu thị trường cà phê Anh ước đạt 8,81 tỷ USD vào năm 2022. Thị trường dự kiến sẽ tăng trưởng hàng năm 10,98% (CAGR 2022-2025). Như vậy doanh thu thị trường Anh hiện bằng khoảng 1/10 so với thị trường Mỹ (85,16 tỷ USD). Doanh thu/đầu người là 128,70 USD vào năm 2022. Đến năm 2025, 83% chi tiêu và 29% sản lượng tiêu thụ cà phê tại thị trường Anh sẽ là phục vụ các hoạt động tiêu dùng ngoài gia đình, như tại các quán cà phê, khách sạn, quán bar và nhà hàng).

Đáng chú ý, người tiêu dùng Anh truyền thống uống nhiều cà phê hòa tan hơn so với các nước châu Âu. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, doanh số bán cà phê xay và cà phê đặc sản đang tăng lên. Đặc biệt cà phê được chứng nhận về chất lượng hoặc chứng nhận về môi trường, lao động… rất quan trọng đối với người tiêu dùng Anh.

Giá tiêu đi ngang

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương, giao dịch từ 69.000 - 72.000 đồng/kg.

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Đồng Nai, Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 69.000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk: 70.000 đồng/kg; Bình Phước: 71.000 đồng/kg và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 72.000 đồng/kg.

Thị trường nông sản 26/7: Giá cà phê, cao su bật tăng, hồ tiêu đi ngang - Ảnh 2.

Tháng 6/2022, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam đạt 4.134 USD/tấn - mức thấp nhất kể từ tháng 10/2021, giảm 8,2% so với tháng 5/2022, nhưng tăng 15,5% so với tháng 6/2021.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam đạt mức 4.531 USD/ tấn, tăng 40,5% so với cùng kỳ năm 2021.

Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, thị trường hạt tiêu thế giới vẫn đối mặt với khó khăn do dịch Covid-19 tại Trung Quốc và căng thẳng địa chính trị tại Đông Âu chưa có dấu hiệu lắng xuống. Giá hạt tiêu được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới do lạm phát toàn cầu ở mức cao, ảnh hưởng tới các nền kinh tế thế giới.

Theo số liệu của Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu hồ tiêu của nước này trong tháng 5 đạt 942 tấn, giảm 39% so với tháng trước. Lũy kế đến hết tháng 5, nhập khẩu tiêu của Trung Quốc đã giảm 46,4% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt 3.950 tấn.

Chính sách Zero Covid được cho là đã ảnh hưởng đáng kể đến nhu cầu tiêu dùng cũng như nhập khẩu hồ tiêu của nước này.

Giá cao su bật tăng

Giá cao su hôm nay tăng mạnh toàn thị trường châu Á. Giá cao su trên Sàn giao dịch Tokyo giảm hơn 1% tuần qua, đạt mức 245,1 yen/kg.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su hôm nay, kỳ hạn tháng 19/2022, tăng mạnh lên mức 240,7 JPY/kg, tăng mạnh 2,4 yên, tương đương 1,01%.

Giá cao su kỳ hạn tháng 8/2022 trên sàn Thượng Hải tăng mạnh lên mức 425 CNY, ghi nhận 12.075 CNY/tấn, tương đương 3,65%.

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka Exchange (OSE), giá cao su tăng lên 261 yen/kg vào ngày 15/7, nhưng sau đó giá giảm mạnh.

Tại Thái Lan, giá cao su tự nhiên tiếp tục giảm mạnh. Giá cao su RSS3 chào bán ở mức 62,3 baht/kg (tương đương 1,7 USD/kg), giảm 3,4% so với 10 ngày trước đó, nhưng tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2021.

Thị trường nông sản 26/7: Giá cà phê, cao su bật tăng, hồ tiêu đi ngang - Ảnh 3.

Cao su dự kiến sẽ giao dịch ở mức 153,30 US Cents / kg vào cuối quý này, theo các mô hình vĩ mô toàn cầu của Trading Economics và kỳ vọng của các nhà phân tích.

Từ đầu năm 2022 đến nay, giá nhiên liệu tăng cao, nên giá các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cũng tăng đều trong 6 tháng qua. Điều này khiến chi phí đầu vào của ngành cao su tăng.

Giá nhiên liệu tăng mạnh, ảnh hưởng đến giá đầu vào của các khâu sản xuất cao su. Điều này đã tác động lớn đến các doanh nghiệp sản xuất, chế biến cao su xuất khẩu, cũng như tác động đến việc chăm sóc các vườn cao su tiểu điền. Tuy nhiên, để vượt qua khó khăn, ngành cao su đang nỗ lực tìm cơ hội từ trong những thách thức này.

Giá nhiên liệu tăng cao, lạm phát từ các quốc gia trên thế giới đã gây ra hệ lụy không nhỏ đến các ngành nghề. Ngành cao su cũng không nằm ngoài vòng xoáy bão giá và lạm phát.

Theo đánh giá của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), ngành cao su phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2022 như sản phẩm bị cạnh tranh gay gắt, giá phân bón tăng gần gấp đôi, nguyên nhiên liệu, chi phí vận chuyển cũng tăng đồng loạt… đặt ra yêu cầu toàn ngành phải nỗ lực rất lớn trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh mới có thể bù vào khoản chi tiêu tăng thêm. Trong khi đó, giá mủ cao su lại có tốc độ tăng chậm hơn so với những chi phí này.

Dự báo biến động kinh tế, chính trị trên thế giới vẫn còn kéo dài và chưa biết thời điểm nào kết thúc, ngành cao su Việt Nam cũng nằm trong guồng xoáy biến động này. Chính vì vậy, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cao su Việt Nam cũng đã có tâm thế chủ động thích ứng với hoàn cảnh, nhanh chóng có nhiều giải pháp để đưa toàn ngành vượt ải.

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement