Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thị trường hồ tiêu được dự báo khả quan hơn sau khi Trung Quốc mở cửa

Giá cả hàng hóa

16/01/2023 08:16

Thị trường nông sản hôm nay 16/1 ghi nhận giá cà phê tăng nhẹ, giá hồ tiêu đi ngang trong khi giá cao su quay đầu giảm.

Giá cà phê thế giới có dấu hiệu tích cực

Giá cà phê trong nước hôm nay 16/1 dao động từ 40.400 – 41.000 đồng/kg. 

Cụ thể, tại Lâm Đồng: 40.400 đồng/kg; Đắk Lắk, tỉnh Kon Tum: 40.900 đồng/kg; Gia Lai: 40.800 đồng/kg; Đắk Nông giá cà phê được thu mua ở mức 41.000 đồng/kg.

Giá cà phê thế giới ghi nhận tín hiệu tăng tích cực. Cụ thể, giá cà phê Robusta trên sàn London (Anh) ở phiên giao dịch gần nhất có giá 1.916 USD/tấn cho kỳ hạn giao hàng tháng 3/2023. Như vậy, so với cùng kỳ tuần trước, cà phê Robusta tăng tới 91 USD/tấn, tương đương tăng 4,7% giá. Tương tự, các kỳ hạn giao hàng tháng 5/2023 đạt 1.879 USD/tấn, tháng 7/2023 đạt 1.857 USD/tấn và tháng 9/2023 đạt 1.839 USD/tấn. Như vậy, so với tuần trước cà phê tăng dao động từ 76 – 91 USD/tấn (tùy kỳ hạn).

Ngược lại, giá cà phê Arabica trên sàn New York (Mỹ) mặc dù ở phiên giao dịch gần nhất có tăng nhẹ so với ngày trước đó, nhưng vẫn chưa đủ để kéo giá cà phê trở lại bằng mức đầu tuần trước. Cụ thể, giá cà phê kỳ hạn giao tháng 3/2023 đạt 151,7 cent/lb; kỳ hạn giao cà phê tháng 5/2023 đạt 152,55 cent/lb; kỳ hạn giao cà phê tháng 7/2023 đạt 153,1 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9/2023 đạt 153,45 cent/lb. Với mức giá này, cà phê Arabica so với tuần trước vẫn thấp hơn khoảng hơn 6 cent/lb.

Thị trường hồ tiêu dự báo tăng khi Trung Quốc mở cửa - Ảnh 1.

Giá cà phê arabica kỳ hạn trên sàn ICE đã kéo dài đợt trượt giá gần đây lên 1,44 USD/pound vào tháng 1, chạm mức thấp nhất kể từ giữa tháng 5 năm 2021, do triển vọng vụ mùa của nhà sản xuất hàng đầu Brazil vẫn thuận lợi và nguồn cung toàn cầu dồi dào.

Tổng Cục Thống kê Việt Nam ước báo xuất khẩu cà phê Robusta cả năm 2022 tăng 10,10% so với năm trước là báo cáo dữ liệu sơ bộ của Tổng Cục Hải quan Việt Nam chính thức công bố xuất khẩu cà phê cả năm 2022 đạt tổng cộng 1,777 triệu tấn, tăng 13,8% so với năm trước, cũng góp phần hỗ trợ thị trường giảm bớt mối lo thiếu hụt nguồn cung trong ngắn hạn.

Theo dự báo, sản lượng niên vụ 2022 - 2023 của Việt Nam dự kiến giảm khoảng 10 - 15% so với niên vụ 2021 - 2022 xuống khoảng 1,47 triệu tấn. Nguyên nhân chủ yếu đến từ diện tích trồng cà phê có xu hướng giảm do người dân chuyển sang các cây trồng khác có hiệu quả hơn như sầu riêng, bơ, hoặc trồng xen canh trong vườn.

Giá tiêu trong nước đi ngang

Giá tiêu trong nước hôm nay 16/1 tiếp tục xu hướng đi ngang. Tại khu vực Đông Nam bộ, giá tiêu tại Bà Rịa Vũng Tàu đang được thương lái thu mua ở mức 60.000 đồng/kg. Tại Bình Phước, Đồng Nai giá tiêu hôm nay duy trì ở 59.000 đồng/kg.

Tại Gia Lai tiêu đang được các thương lái thu mua ở mức 57.000 đồng/kg. Tại Tại Đắk Lắk, Đắk Nông ở mức 58.000 đồng/kg.

Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên cuối tuần, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 3.691 USD/tấn; giá tiêu đen Brazil ASTA 570 giữ ở mức 2.600 USD/tấn; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA giữ mức 4.900 USD/tấn. 

Giá tiêu trắng Muntok 6.463 USD/tấn; giá tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn ở 7.300 USD/tấn. Giá tiêu đen Việt Nam giao dịch ở 3.250 - 3.350 USD/tấn với loại 500 g/l và 550g/l; giá tiêu trắng ở mức 4.750 USD/tấn. Trái với diễn biến tiêu cực của thị trường trong nước, giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam được điều chỉnh tăng trong tuần.

Thị trường hồ tiêu dự báo tăng khi Trung Quốc mở cửa - Ảnh 2.

Ngành hồ tiêu Việt Nam đã trải qua năm 2022 đầy biến động với nhiều khó khăn do lạm phát tăng cao, nhu cầu tiêu thụ giảm, dẫn đến xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sang nhiều thị trường chủ lực như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc đều giảm.

Năm 2023, IPC nhận định, tại Việt Nam vụ 2023 được đánh giá tốt dựa trên tình hình hiện tại (khảo sát đợt tiêu ra bông). Trồng mới rất ít. Tuy nhiên, nông dân đang trồng lại thay thế cây đã chết.

Tổ chức này cũng đánh giá, nhu cầu tại Đông Âu và Hoa Kỳ gần như được đảm bảo. Dự trữ dư thừa và sản lượng vụ mới sẽ tiếp tục gây gáp lực lên giá trừ khi Trung Quốc tham gia. Giá giao ngay giảm và do đó giá mua kỳ hạn cũng thấp trong chu kỳ tăng cơ bản. Một khi Trung Quốc mở cửa, giá có thể tăng.

Qua Tết Nguyên đán, mùa vụ thu hoạch chính sẽ bắt đầu và kéo dài đến hết tháng 4. Dự kiến sản lượng hạt tiêu vụ mùa năm 2023 sẽ tăng khoảng 5% so với năm 2022, đạt 180.000 – 185.000 tấn.

Giá cao su suy giảm

Giá cao su hôm nay giảm gần như toàn thị trường, tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE) giá cao su chỉ còn tăng ở 1 kỳ hạn và tại Sàn Tocom (Tokyo - Nhật Bản) giá cao su giảm gần như toàn bộ các kỳ hạn, chỉ có 1 kỳ hạn tăng...

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (Tocom), giá cao su kỳ hạn giao tháng 1/2023 ghi nhận mức 203 yen/kg, giảm 0,98%, giảm 2 yen/kg. Kỳ hạn cao su tháng 2/2023 tăng 0,19%; kỳ hạn cao su tháng 3/2023 giảm 0,33%; kỳ hạn tháng 4/2023 giảm 0,32%; cao su kỳ hạn tháng 5/2023 giảm 0,22%.

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 1/2023 ở mức 13.650 nhân dân tệ/tấn, tăng 0,81%, tăng 110 nhân dân tệ/tấn.

Giá cao su Thượng Hải giảm trở lại ở các kỳ hạn tháng 3/2023, kỳ hạn tháng 4/2023; các kỳ hạn cao su tháng 5/2023 và ở kỳ hạn cao su tháng 6/2023 cũng giảm 0,81% và 0,46%.

Thị trường hồ tiêu dự báo tăng khi Trung Quốc mở cửa - Ảnh 3.

Cao su kỳ hạn được giao dịch quanh mức 136 USD cent/kg vào đầu tháng 1, cao nhất kể từ ngày 16 tháng 12, trong bối cảnh người mua hàng đầu là Trung Quốc tiếp tục hy vọng về sự phục hồi kinh tế sau khi nới lỏng các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt do Covid-19 và mở cửa biên giới trở lại

Năm 2022, mặc dù chịu ảnh hưởng lớn của dịch Covid-19 và kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, xuất khẩu sao su của Việt Nam vẫn tăng trưởng khả quan. Theo ước tính, năm 2022, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt khoảng 2,14 triệu tấn, trị giá 3,31 tỷ USD, tăng 9,6% về lượng và tăng 1,1% về trị giá so với năm 2021. Giá xuất khẩu bình quân đạt 1.547 USD/tấn, giảm 7,8% so với năm 2021.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 11 tháng năm 2022, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 1,87 triệu tấn, trị giá gần 2,95 tỷ USD, tăng 9,8% về lượng và tăng 3,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021, nhờ nhu cầu tiêu thụ cao su toàn cầu phục hồi. Tuy nhiên trước biến động tỷ giá USD tăng cao, trong khi giá mủ cao su lại xuống thấp trong mấy tháng cuối năm, khiến cho mối tương quan giá thành sản xuất cao su và giá bán mất cân đối.

 Về thị trường xuất khẩu: Trong 11 tháng năm 2022, cao su của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang khu vực châu Á, chiếm tới 90,6% tổng trị giá xuất khẩu cao su của cả nước. 11 tháng năm 2022, xuất khẩu cao su sang khu vực châu Á đạt 1,7 triệu tấn, trị giá 2,67 tỷ USD, tăng 12,9% về lượng và tăng 6,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Nhìn chung, trong 11 tháng năm 2022, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang phần lớn các thị trường đều tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất tiêu thụ cao su của Việt Nam, với 1,37 triệu tấn, trị giá 2,08 tỷ USD, tăng 14% về lượng và tăng 6,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 70,8% trong tổng trị giá xuất khẩu cao su của cả nước.

Đứng thứ hai là Ấn Độ với 113,99 nghìn tấn, trị giá 194,95 triệu USD, tăng 8,8% về lượng và tăng 4,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 6,6% trong tổng trị giá xuất khẩu cao su của cả nước trong 11 tháng năm 2022.

Về chủng loại: Trong 11 tháng năm 2022, xuất khẩu hầu hết các chủng loại cao su đều tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu cao su tự nhiên và chủ yếu xuất khẩu tới thị trường Trung Quốc.

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement