Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thị trường cà phê khởi sắc

Giá cả hàng hóa

19/07/2022 08:45

Thị trường nông sản hôm nay 19/7 ghi nhận giá cà phê bật tăng cả trong nước lẫn thế giới, trong khi đó xuất khẩu hồ tiêu đã giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá cà phê đồng loạt bật tăng

Thị trường cà phê trong nước hôm nay quay đầu tăng thêm 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua. 

Giá mặt hàng này tại Lâm Đồng là 42.000 đồng/kg, Đắk Lắk: 42.500 đồng/kg, Đắk Nông: 42.300 đồng/kg, Gia Lai: 42.400 đồng/kg, Kon Tum: 42.400 đồng/kg. 

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 9/2022 tăng 69 USD/tấn và đang giao dịch ở mức 1.992 USD/tấn; giao tháng 11/2022 tăng 63 USD/tấn và đang giao dịch ở mức 1.987 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 9/2022 tăng 15,4 cent/lb và đang giao dịch ở mức 215,2 cent/lb; giao tháng 11/2022 tăng 14.6 cent/lb và đang giao dịch ở mức 211,2 cent/lb.

Thị trường nông sản 19/7: Giá cà phê, cao su bật tăng, hồ tiêu đìu hiu - Ảnh 1.

Cà phê dự kiến sẽ giao dịch ở mức 210,10 USd / Lbs vào cuối quý này, theo các mô hình vĩ mô toàn cầu của Trading Economics và kỳ vọng của các nhà phân tích.

Giá cà phê arabica kỳ hạn trên sàn ICE giao dịch dưới 2 USD/pound, thấp nhất trong hơn 8 tháng trong bối cảnh nguồn cung cao hơn và kỳ vọng nhu cầu toàn cầu chậm lại. Đồng real Brazil suy yếu đã thúc đẩy xuất khẩu từ nhà sản xuất hàng đầu Brazil, với dữ liệu từ Cecafe cho thấy xuất khẩu cà phê nhân tháng 6 tăng 0,6% so với cùng kỳ năm ngoái lên 2,793 triệu bao. 

Ngoài ra, xuất khẩu tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái từ Colombia, nhà cung cấp hàng đầu khác. Tổ chức Cà phê Quốc tế cho thấy xuất khẩu cà phê 2022 toàn cầu trong giai đoạn tháng 10-tháng 5 tăng 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Đồng thời, những lo ngại về suy thoái ngày càng gia tăng do việc tăng lãi suất mạnh mẽ có thể cắt giảm tiêu thụ các sản phẩm xa xỉ không thiết yếu như cà phê. 

Tính chung sáu tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt xấp xỉ 1,02 triệu tấn, trị giá 2,3 tỷ USD, tăng 20,7% về lượng và tăng 48,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 6/2022, Việt Nam xuất khẩu cà phê đạt 137.400 tấn, trị giá 315,34 triệu USD, giảm 3,5% về lượng và giảm 2,8% về trị giá so với tháng 5/2022, so với tháng 6/2021 tăng 7,3% về lượng và tăng 26,9% về trị giá.

Vấn đề sắp tới của cà phê Việt Nam xuất khẩu phụ thuộc vào giá trị đồng Euro trong cặp tỷ giá EUR/USD. Vì Việt Nam bán cà phê qua thị trường EU nhiều. Giá trị đồng Euro với đồng USD nay đã gần ngang bằng.

Do vậy, chuyện mua sắm, đi uống cà phê... của người châu Âu sắp tới sẽ càng hạn chế. Cho nên, sức mua cà phê vì thế cũng giảm sút. Sức mua khó tức là hàng cà phê xuất khẩu Việt Nam gặp khó.

Xuất khẩu tiêu của Việt Nam giảm hơn 50% trong 6 tháng đầu năm

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước ổn định và đang giao dịch với mức giá trong khoảng từ 66.500 – 69.500 đồng/kg.

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai, Đồng Nai, thấp nhất thị trường khi ở mức 66.500 đồng/kg.

Tại các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk: 67.500 đồng/kg; Bình Phước: 68.500 đồng/kg và Bà Rịa - Vũng Tàu: 69.500 đồng/kg.

Thị trường nông sản 19/7: Giá cà phê, cao su bật tăng, hồ tiêu đìu hiu - Ảnh 2.

Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế đánh giá, thị trường tuần này cho thấy triển vọng tiêu cực, không có quốc gia nào được báo cáo với mức tăng. Mức giảm giá ghi nhận tại Nam Á do đồng nội tệ của các quốc gia giảm so với đồng USD, còn khu vực Đông Nam Á cơ bản đi ngang.

Nhận định về thị trường, đa số ý kiến đều tỏ ra bi quan khi đặt cược rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất thêm 1% trong tháng này, sau khi một báo cáo lạm phát không mấy khả quan cho thấy áp lực về giá - vốn đã ở mức cao nhất trong hơn 40 năm - đang ngày một nặng nề. Cuộc họp tháng này dự kiến ngày 26 - 27/7.

Việc Fed tăng lãi suất tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến giá hàng hóa nói chung và giá tiêu nói riêng. Đồng USD mạnh khiến các nhà xuất khẩu cầm chừng, không dám mua vào.

Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc dự trữ hồ tiêu tại khi xuất khẩu sẽ cạn dần. Khi đồng USD ổn định và giảm nhẹ nhờ triển vọng kinh tế tích cực, trùng với thời điểm cuối năm sẽ là đòn bẩy giúp giá hồ tiêu tăng trong giai đoạn cuối năm 2022.

Theo Vietnambiz, trong nửa đầu năm nay, xuất khẩu của khối doanh nghiệp ngoài Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) ghi nhận sự sụt giảm tới 53,5% so với cùng kỳ năm ngoái do thị trường tiêu thụ chủ yếu là Trung Quốc gặp nhiều khó khăn.

Sự sụt giảm này cũng bắt đầu lan sang các doanh nghiệp thuộc VPA khi số liệu cho thấy xuất khẩu của khối này trong tháng 6 đạt thấp nhất 4 tháng gần đây (18.629 tấn), qua đó khiến xuất khẩu 6 tháng giảm 5,9%.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành hồ tiêu vẫn ghi nhận mức tăng trưởng xuất khẩu lên tới hai con số trong nửa đầu năm nay. Trong đó, Trân Châu tiếp tục đứng đầu xuất khẩu trong 6 tháng với khối lượng 16.131 tấn, tăng 16,1%.

Tiếp theo là Olam đạt 14.029 tấn, tăng 19,8%; Haprosimex JSC đạt 7.695 tấn, tăng 21,3%, Harris Freeman tăng 40,3%, DK Commodity tăng 16,2%, Ottogi Việt Nam tăng 72,7%…

Ngược lại, một số doanh nghiệp khác có lượng xuất khẩu giảm như: Nedspice đạt 9.602 tấn, giảm 0,2%; Phúc Sinh đạt 8.119 tấn, giảm 5,5%; Liên Thành giảm 28,9%, Gia vị Sơn Hà giảm 28,4%...

Thị trường cao su không có nhiều biến động

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su hôm nay, kỳ hạn tháng 11/2022, giao dịch ở mức giá là 242,7 JPY/kg, giảm nhẹ 0,6 JPY, tương đương 0,25%.

Giá cao su kỳ hạn tháng 8/2022 trên sàn Thượng Hải tăng 130 CNY/tấn, tương đương 1,11% và đang giao dịch ở mức 11.875 CNY/tấn.

Thị trường nông sản 19/7: Giá cà phê, cao su bật tăng, hồ tiêu đìu hiu - Ảnh 3.

Cao su dự kiến sẽ giao dịch ở mức 266,17 JPY / kg vào cuối quý này, theo các mô hình vĩ mô toàn cầu của Trading Economics và kỳ vọng của các nhà phân tích.

Giá cao su tại các sàn giao dịch châu Á giảm trong mấy phiên đầu tháng 7 do lo ngại kinh tế toàn cầu suy thoái nhưng đã phục hồi trở lại kể từ ngày 6/7 khi kinh tế Trung Quốc được kỳ vọng phục hồi nhờ các biện pháp kích thích kinh tế của chính phủ nước này.

Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giảm xuống mức 12.470 NDT/tấn vào ngày 6/7, sau đó tăng nhẹ trở lại.

Trong khi đó, tại Bình Dương, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu của Công ty cao su Phước Hòa được giữ ổn định ở mức 323-325 đồng/TSC.

Tại Thái Lan giá cao su RSS3 giảm xuống mức 64,36 Baht/kg vào ngày 6/7, sau đó tăng nhẹ trở lại, nhưng so với cuối tháng 6, giá vẫn giảm.

Trong 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc chiếm 49,2% tổng lượng cao su xuất khẩu của Thái Lan với hơn 1 triệu tấn, trị giá 58,86 tỷ Baht (tương đương 1,62 tỷ USD), tăng 0,8% về lượng và tăng 17% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Tại thị trường Việt Nam, từ đầu tháng 7 đến nay, giá mủ cao su nguyên liệu không có nhiều biến động.

Tại Bình Phước, giá mủ cao su nguyên liệu được Công ty cao su Phú Riềng thu mua ở mức từ 300-320 đồng/TSC, giảm 3 đồng/TSC so với cuối tháng 6.

HÀ MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement