Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thị trường bất ngờ lao dốc, đà tăng có chấm dứt?

Chứng khoán

07/06/2021 14:23

Sau khi liên tục chinh phục nhiều vùng đỉnh cao mới, trong phiên giao dịch sáng ngày 7/6, thị trường chứng khoán đã bất ngờ lao dốc và xuất hiện lực bán mạnh ở nhiều cổ phiếu lớn.

Kết thúc phiên giao dịch sáng ngày 7/6, chỉ số VN-Index giảm 25,71 điểm (-1,87%) về 1.348,34 điểm, chỉ số VN30 giảm 2,34% về 1.473,08 điểm. Trong đó, trên sàn HOSE có tới 286 mã giảm, 125 mã tăng và 37 mã tham chiếu, độ rộng thị trường nghiêng về số mã giảm điểm.

Áp lực bán của thị trường có dấu hiệu gia tăng mạnh từ 10h30 phút tới khi đóng cửa phiến sáng và chưa có dấu hiệu hồi phục.

Thị trường lên nhanh, xuống nhanh

Trong phiên sáng nay, thống kê về các cổ phiếu có dấu hiệu giảm điểm mạnh chủ yếu đến từ nhóm cổ phiếu chứng khoán, ngân hàng và sau đó lan rộng ra các cổ phiếu tăng mạnh trước đó.

Trong đó, nổi bật lên là nhóm chứng khoán khi hàng loạt cổ phiếu ở hai sàn là HOSE và HNX đều đồng loạt giảm điểm mạnh.

Trong đó, BVS giảm 9,71% về 28.100 đồng/cổ phiếu, BSI giảm 9,42% về 20.100 đồng/cổ phiếu, MBS giảm 9,35% về 28.100 đồng/cổ phiếu, SHS giảm 9,2% về 37.500 đồng/cổ phiếu…

Tương tự nhóm chứng khoán, nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng có dấu hiệu bị bán mạnh như cổ phiếu BAB giảm 7,59% về 28.200 đồng/cổ phiếu, NVB giảm 7,28% về 19.200 đồng/cổ phiếu, LPB giảm 6,89% về 31.100 đồng/cổ phiếu, ACB giảm 6,62% về 42.300 đồng/cổ phiếu, MSB giảm 6,25% về 28.500 đồng/cổ phiếu, STB giảm 6,07% về 30.200 đồng/cổ phiếu….

Thị trường bất ngờ lao dốc, đà tăng có chấm dứt? ảnh 1
Những cổ phiếu bị bán mạnh phiên sáng ngày 7/6

Ngoài ra, một vài cổ phiếu riêng lẻ trong nhóm bất động sản cũng có dấu hiệu bị bán tương đối mạnh, đây cũng là một số cổ phiếu đã tăng mạnh giai đoạn trước đó.

Nhìn chung, phiên sáng nhiều cổ phiếu tăng nóng trước đó có dấu hiệu bị bán mạnh hơn so với nhóm cổ phiếu còn lại, chính vì hoạt động bán mạnh của nhóm cổ phiếu tăng nóng đã tác động tiêu cực tới tâm lý nhà đầu tư và kích hoạt thêm hoạt động bán mạnh ở những cổ phiếu khác khiến thị trường giảm điểm mạnh.

Sự cố giao dịch thúc đẩy hiện tượng bán tháo trên diện rộng

Trong khoản 2 tuần trở lại đây, thị trường có dấu hiệu bùng nổ cả về thanh khoản và điểm số với trọng tâm vẫn là nhóm chứng khoán, ngân hàng, thép, sau đó lan toả ra toàn thị trường. Tuy nhiên, do thanh khoản tăng cao dẫn tới hiện một số công ty chứng khoán lớn đều hết room margin tại hàng loạt cổ phiếu có thanh khoản cao, nhà đầu tư rất khó thực hiện mua vào cổ phiếu và liên tục phải canh room tại hàng loạt công ty chứng khoán.

Tháng 5/2021, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) cho biết, có tới 113.674 tài khoản được mở mới, số tài khoản mở mới tăng 3.000 so với tháng trước và đây là số kỷ lục từ trước tới nay. Luỹ kế 5 tháng đầu năm đã mở mới 480.490 tài khoản, vượt 20% so với số tài khoản mở mới trong cả năm 2020. Theo đó, nhà đầu tư cá nhân vẫn tiếp tục là động lực tăng trưởng cho thị trường hiện tại.

Ngoài ra, kể từ cuối tuần 31/5 - 4/6, hàng loạt công ty chứng khoán lớn đồng loạt thông báo tới khách hàng tạm thời không được sửa/huỷ lệnh đã đặt, điều này tiếp tục gây khó khăn cho nhà đầu tư và đặc biệt việc không cho khách hàng sửa/huỷ lệnh tiếp tục được duy trì trong phiên đầu tuần ngày 7/6.

Bên cạnh đó, bảng giá chứng khoán liên tục hiển thị chậm so với diễn biến thị trường từ 1 - 2 phút cũng như dư mua và dư bán trên nhiều bảng giá không thể hiện chính xác, dẫn tới việc nhà đầu tư không thể nhìn bảng điện và đặt lệnh mới vào sàn, nếu không muốn chờ đợi thì phải đặt lệnh thị trường (MP). Đặc biệt, khi thực hiện lệnh tại một số công ty chứng khoán lớn, lệnh thường vào thị trường chậm từ 30 giây đến hơn 1 phút, điều này tiếp tục làm khó nhà đầu tư trong giao dịch.

Với các tác động kỹ thuật về hết room, bảng giá hiển thị chậm và không được sửa/huỷ lệnh, nhà đầu tư muốn giao dịch cổ phiếu chỉ được thực hiện lệnh MP đã tạo nên hiệu ứng mua/bán quá đà của các nhà đầu tư. Cụ thể, khi thị trường tích cực, các lệnh MP đã kéo giá các cổ phiếu tăng cao hơn giá đang khớp, ngược lại khi thị trường tiêu cực, các lệnh MP sẽ đẩy cổ phiếu giảm điểm mạnh hơn.

Chính vì vậy, khi áp lực chốt lời nhóm cổ phiếu tăng nóng như chứng khoán, ngân hàng tăng cao, điều này tiếp tục kích hoạt hàng loạt lệnh MP trên thị trường và xuất hiện nhiều cổ phiếu giảm mạnh, điều này tác động ngược lại tạo tâm lý cho cá nhà đầu đang nắm giữ cổ phiếu và dẫn tới nhiều nhà đầu tư lo sợ thị trường tiếp tục đặt thêm lệnh bán và các cổ phiếu tiếp tục giảm điểm mạnh hơn nhịp điều chỉnh thông thương khi mà hoạt động giao dịch không bị sự cố, gián đoạn như hiện nay.

Thị trường bất ngờ lao dốc, đà tăng có chấm dứt? ảnh 2
Diễn biến chỉ số VN-Index (Nguồn: FireAnt)

Bên cạnh các yếu tố trên, về yếu tố kỹ thuật, VN-Index liên tục trải qua 13 phiên liên tục tăng điểm và chưa trải qua một giai đoạn rung lắc điều chỉnh, các chỉ báo kỹ thuật về RSI, MACD… đều cho thấy dấu hiệu quá mua kéo dài nhưng chưa rung lắc, hiện tượng rung lắc chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn của từng phiên giao dịch, sau đó tiếp tục tăng mạnh trở lại.

Chính vì vậy, hiện tượng điều chỉnh của chỉ số và cổ phiếu trong phiên sáng ngày 7/6 là hiện tượng tương đối bình thường và sẽ giúp các cổ phiếu tạo được mặt bằng giá hấp dẫn hơn so với đỉnh trước đó, từ đó tiếp tục hút trở lại dòng tiền trên thị trường.

Thông thường, sau khi thị trường tăng nóng, các cổ phiếu giao dịch vùng giá cao trong ngắn hạn, nhiều nhà đầu tư kinh nghiệm sẽ sớm chốt lời cổ phiếu và chờ thị trường điều chỉnh để tạo mặt bằng giá hấp dẫn sẽ mua lại cổ phiếu sau đó.

Xét về yếu tố dòng tiền, trong hai tuần qua, nhà đầu tư chứng khoán đã mua nhóm cổ phiếu chứng khoán, ngân hàng và một số cổ phiếu nóng đều có một tỷ suất sinh lời tương đối lớn, đây chính là cơ sở để nhóm nhà đầu tư này tự tin thực hiện việc bắt đáy khi thị trường điều chỉnh, đặc biệt là nhóm cổ phiếu “quen thuộc” mà họ mới kiếm lời lớn trước đó.

Ngoài ra, việc giãn cách xã hội ở một số địa phương, nhất là tại TP.HCM đã thúc đẩy nhiều nhà đầu tư có thời gian để tham gia và tiếp tục đầu tư trên thị trường chứng khoán. Đây chính là động lực và là dòng tiền chờ bắt đáy trong giai đoạn rung lắc và điều chỉnh sắp tới.

Như vậy, hiện tượng tăng mạnh, giảm mạnh là một hiện tượng tương đối bình thường khi thị trường vừa trải qua chuỗi tăng mạnh, việc thị trường điều chỉnh như hiện tại về vùng giá hấp dẫn sẽ sớm kích hoạt một số nhà đầu tư đã chốt lời sớm quay trở lại bắt đáy thị trường và giúp thị trường sớm chinh phục các đỉnh cao mới.

HẠC HIÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement