Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

The Economist: Việt Nam là nơi lòng tốt được nhân rộng trong đại dịch COVID-19

Phân tích

24/08/2020 11:52

Tuần báo kinh tế The Economist đánh giá cao nhiều hình thức hỗ trợ người nghèo của Việt Nam trong dịch COVID-19, đặc biệt là “ATM gạo” mọc lên khắp cả nước.

Giữa cái nóng từ từ bốc lên vào buổi sáng, tờ The Economist ghi nhận người dân ở thủ đô Hà Nội tụ tập quanh cây “ATM gạo” để chờ tới lượt. Nhận phần của mình, chị Vũ Thị Hoàn xách túi gạo 2kg lên xe đạp chuẩn bị về nhà. Chị Hoàn, người thu gom phế liệu để kiếm sống, cho biết thu nhập của mình giảm dần trong những tháng gần đây.

Theo chị, “có lẽ vì bây giờ có nhiều người đi nhặt phế liệu hơn”.

Trước khi COVID-19 bùng phát, người đàn bà này  bán bìa cứng với giá 3.000 đồng/kg. Giờ đây, may mắn lắm chị mới bán được giá 1.000 đồng/kg. Cũng như nhiều người khác, chị Hoàn, một người phụ nữ quê ở tỉnh Thái Bình, đã có cơm ăn nhờ cây “ATM gạo” miễn phí chị nhận hàng tuần.

ATM gạo được nhiều báo nước ngoài đánh giá cao về lòng nhân ái. Ảnh: Reuters
ATM gạo được nhiều báo nước ngoài đánh giá cao về lòng nhân ái. Ảnh: Reuters

Tập đoàn kinh doanh bất động sản Cen Group đã thành lập hệ thống phân phát gạo miễn phí vào cuối tháng 5, để hỗ trợ những người nghèo Hà Nội vượt qua dịch bệnh. Đơn vị này cung cấp được năm tấn gạo đầu tiên. Ông Phạm Thanh Hưng, Phó chủ tịch Cen Group, cho biết kể từ khi đơn vị ngừng hỗ trợ, “ATM gạo” vẫn tiếp tục được duy trì nhờ sự đóng góp của công chúng.

Ông Hưng cho biết chính quyền cũng đã giúp đỡ bằng cách đẩy nhanh các thủ tục cần thiết, giới thiệu những người có nhu cầu và tăng cường lực lượng đảm bảo an ninh. Đồng loạt các phương tiện truyền thông đại chúng cũng nhất thể ủng hộ sáng kiến này.

Cen Group không phải là đơn vị lập nên “ATM gạo” đầu tiên. 

Doanh nhân Hoàng Tuấn Anh tại TP.HCM chính là người đã lên ý tưởng và chế tạo nguyên mẫu ATM gạo, sau khi nghe tin một công nhân tự tử vì mất việc do dịch COVID-19 bùng phát đầu năm. Hiện nay, hàng loạt công ty đã vào cuộc lập nên hàng chục cây ATM gạo trên khắp cả nước. Mỗi ATM gạo phân phát 1,5-2kg gạo cho mỗi người/lần, đủ để nuôi một gia đình nhỏ trong ba ngày. Một số máy phát được 3 tấn gạo mỗi ngày, phục vụ tới 2.000 người.

The Economist đánh giá cao Việt Nam trong công cuộc chống dịch COVID-19, khi số ca nhiễm ở mức thấp, số ca tử vong cũng rất nhỏ so với nhiều nước trong khu vực và thế giới. Nhưng về mặt kinh tế, đại dịch COVID-19 vẫn khiến nền kinh tế gần trăm triệu dân suy yếu. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cắt giảm dự báo tăng trưởng trong năm nay từ 7% xuống còn 2,7%.

Sự suy giảm trong tiêu dùng toàn cầu đã tác động xấu đến ngành sản xuất, vốn chiếm 1/6 GDP. Việc đóng cửa đường biên giới cũng đẩy ngành du lịch vào thế khó khăn. Tính riêng 4 tháng đầu năm 2020, có 5 triệu người bị mất việc làm hoặc thu nhập giảm. Tuy nhiên, tình trạng đang được cải thiện khi nền kinh tế đã dần hoạt động ổn định trở lại.

The Economist cũng đánh giá cao việc Chính phủ phê duyệt gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng để giúp đỡ những người bị mất việc làm vì COVID-19 trong đợt đầu. Sắp tới, gói hỗ trợ lần thứ hai cũng đang được thông qua với tổng giá trị lên đến 90.000 tỷ đồng.

Danielle Labbé của Đại học Montreal đánh giá, hoạt động từ thiện quy mô lớn ở Việt Nam. Đây là một quốc gia mà “những ý tưởng tốt được nhân rộng nhanh chóng”. Không những Chính phủ hỗ trợ, phía truyền thông và báo giới cũng góp sức không ít trong việc kêu gọi quyên góp cho hàng loạt hoàn cảnh khó khăn trong đại dịch COVID-19.

TẤT ĐẠT
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement