Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thái Lan tạm thời dừng nhập thịt heo và gia cầm từ Việt Nam

Giá cả hàng hóa

17/09/2020 18:12

Để đề phòng sự lây lan của các loại bệnh dịch, Thái Lan đã phát đi thông báo tạm ngưng nhập khẩu thịt gia cầm, heo rừng sống từ Việt Nam.

Ngày 15/9, Thái Lan ra thông báo các biện pháp khẩn cấp số G/SPS/N/THA/342 về Lệnh đình chỉ tạm thời nhập khẩu heo bản địa, heo rừng sống và thịt heo từ Việt Nam để đề phòng sự lây lan bệnhdịch tả heo châu Phi.

nhập khẩu

Thái Lan tạm dừng nhập khẩu heo từ Việt Nam. Ảnh minh họa.

Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về Vệ sinh Dịch tễ và Kiểm dịch Động thực vật Việt Nam đề nghị Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản; Chăn nuôi; Thú y; Cục Xuất nhập khẩu; Hội chăn nuôi Việt Nam xem xét các thông tin liên quan trong thông báo để có giải pháp thích ứng.

Đồng thời, thông báo cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang Thái Lan thuộc phạm vi điều chỉnh của biện pháp này, nguồn tin từ Báo Dân Sinh.

nhập khảau
Thái Lan tạm dừng nhập khẩu gia cầm sống và thịt gia cầm từ Việt Nam. Ảnh minh họa.

Trước đó, ngày 4/9/2020, Văn phòng thông báo và điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS Việt Nam) trực thuộc Bộ NN&PTNT, đã có công văn số117 - SPS -BNNVNgửi các đơn vị liên quan, về việc thông báo của Thái Lan tạm dừng nhập khẩu gia cầm sống và thịt gia cầm từ Việt Nam.

Theo đó, ngày 3/9/2020, Thái Lan ra thông báo các biện pháp khẩn cấp sốG/SPS/N/THA/331tới Việt Nam về việc Cục phát triển chăn nuôi Thái Lan ra lệnh tạm dừng nhập khẩu gia cầm sống và thịt gia cầm từ Việt Nam để ngăn chặn sự lây lan của bệnh Cúm gia cầm độc lực cao (Serotype H5N6 và H5N1) (Thông báo kèm theo).

Theo Cục Thú y, từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước xảy ra 66 ổ dịch (bao gồm 52 ổ dịch Cúm gia cầm A/H5N6 và 14 ổ dịch Cúm gia cầm A/H5N1) tại 23 tỉnh, thành phố; số gia cầm mắc bệnh và tiêu hủy là 198.371 con.

Hiện nay, cả nước có 5 ổ dịch Cúm gia cầm chưa qua 21 ngày, bao gồm: 4 ổ dịch do vi rút A/H5N6 xảy ra tại Kon Tum (1 xã), Đắk Lắk (1 xã), Khánh hòa (1 xã), thành phố Hải Phòng (1 xã); 1 ổ dịch do vi rút A/H5N1 tại tỉnh Trà Vinh (1 xã).

So với cùng kỳ năm 2019, số ổ dịch tăng 2 lần và số gia cầm bị dịch phải tiêu hủy cao hơn 2,8 lần. Các ổ dịch Cúm gia cầm chủ yếu xảy ra trên vịt (chiếm 56%), gà chiếm 40%, số còn lại là các loài gia cầm khác (4%). Vi rút cúm A/H5N6 lần đầu tiên được phát hiện tại Việt Nam vào năm 2014.

Hằng năm, chủng vi rút này gây ra các ổ dịch nhỏ lẻ trên gia cầm, được phát hiện và kiểm soát kịp thời; đến nay tại Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp người mắc bệnh do chủng vi rút cúm A/H5N6.

Tuy nhiên, số ổ dịch gây ra do vi rút Cúm gia cầm A/H5N6 chiếm ưu thế (78,78%). Vi rút Cúm A/H5N6 chủ yếu lưu hành, gây bệnh ở khu vực phía Bắc và miền Trung; các ổ dịch do vi rút Cúm A/H5N1 xảy ra chủ yếu tại các tỉnh khu vực phía Nam. Phân bố địa lý vi rút Cúm gia cầm năm 2020 tương tự như năm 2019.

(Tổng hợp)

PHƯỢNG LÊ
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement