Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tại sao Việt Nam không dễ trở thành công xưởng tiếp theo của thế giới?

Phân tích

24/05/2020 18:16

Khi Mỹ tìm cách dời các nhà máy sản xuất khỏi Trung Quốc, không ít người nghĩ rằng cơ hội cho Việt Nam đã đến. Tuy nhiên, không hẳn như vậy.

Việt Nam về cơ bản đã chiến thắng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 khi không ghi nhận ca tử vong nào và được quốc tế ca ngợi về quản lý khủng hoảng. Điều đó đang thúc đẩy suy nghĩ rằng, Việt Nam cũng có thể giành thắng lợi về kinh tế trong bối cảnh toàn cầu lao đao vì đại dịch.

Công nhân tại một xí nghiệp may xuất khẩu của Việt Nam.
Công nhân tại một xí nghiệp may xuất khẩu của Việt Nam.

Gần đây đã dấy lên nhiều dự đoán rằng Việt Nam sẽ hưởng lợi từ ý định của Mỹ trong việc tránh lệ thuộc vào Trung Quốc, bằng cách chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sang các nước trong khu vực, trong đó điểm đến nhiều triển vọng là Việt Nam, Theo Asia Times,

Đầu tháng 5, truyền thông trong khu vực Đông Nam Á đưa tin Apple - gã khổng lồ công nghệ Mỹ - đã bắt đầu sản xuất từ 3 - 4 triệu chiếc tai nghe AirPod tại Việt Nam vào tháng 4, tương đương khoảng 30% tổng sản lượng trong quý của hãng. Đây được xem là dấu hiệu cho thấy Apple đang chuyển một phần trong chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc.

Thông tin nêu trên cũng lưu ý rằng nhiều nhà cung cấp linh kiện cho Apple, bao gồm Foxconn và Pegatron và nhà gia công mặt hàng iPad Compal Electronics cũng đang mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Inventec, nhà lắp ráp tai nghe AirPods, được cho là đang xây dựng nhà máy tại Việt Nam.

Việt Nam, nơi thị trường lao động rẻ hơn so với nhiều nước trong khu vực.
Việt Nam, nơi thị trường lao động rẻ hơn so với nhiều nước trong khu vực.

Cuộc khủng hoảng virus corona đã làm gia tăng căng thẳng giữa hai siêu cường quốc. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thúc đẩy việc khơi dậy tâm lý chống Trung Quốc, bao gồm cả cách truyền bá thuyết âm mưu cho rằng virus này bắt nguồn từ phòng thí nghiệm sinh học Vũ Hán. Ông Trump cũng tuyên bố Mỹ có thể cắt đứt toàn bộ mối quan hệ Trung Quốc.

Hôm 18/5, có thông tin Mỹ đang lên kế hoạch bao gồm một quỹ trị giá 25 tỷ USD hỗ trợ cho các doanh nghiệp nước này rời bỏ Trung Quốc. Hơn nữa, ông Trump cũng đã đe dọa sẽ đưa ra mức thuế mới cao hơn 25% hiện hành đối với số hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc trị giá 370 tỷ USD. Mức thuế này nếu thành hiện thực, sẽ gây khó khăn cho các công ty Mỹ vẫn hoạt động tại Trung Quốc. 

Các báo cáo cho thấy chính quyền Trump đang cố tạo ra một liên minh mới gồm các đối tác tin cậy. Qua đó hiện thực hóa việc rời khỏi một Trung Quốc chứa đựng nhiều rủi ro trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Những rủi ro đó đã bộc lộ rõ ràng qua hành động của Bắc Kinh ngăn chặn xuất khẩu vật tư, thiết bị y tế trong đại dịch COVID-19. 

Phát biểu hồi cuối tháng 4, Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết Việt Nam sẽ là một phần của liên minh này. Ông Pompeo cho hay Washington đang đàm phán với Hà Nội, Austrlia, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc về cách Mỹ sẽ tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu nhằm để ngăn chặn rủi ro tái diễn.

Việt Nam hiện đang khó khăn trong việc tìm kiếm động lực tăng trưởng mới. Đáng chú ý là đầu tư nước ngoài của Việt Nam giảm 15% trong quý I so với cùng kỳ năm ngoái, theo Asia Times. Đầu tháng 5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã kêu gọi các doanh nghiệp trên cả nước tái khởi động nền kinh tế.

Trong những năm gần đây, nhiều công ty đa quốc gia đã chuyển một số trong chuỗi cung ứng của họ ra khỏi Trung Quốc. Bến mới là những quốc gia như Việt Nam, nơi thị trường lao động rẻ hơn và cơ sở hạ tầng tương đối đầy đủ.

Việt Nam gặp khó khăn trong việc tìm kiếm động lực tăng trưởng mới.
Việt Nam gặp khó khăn trong việc tìm kiếm động lực tăng trưởng mới.

Hàn Quốc năm ngoái đã cung cấp gần 1/5 trong tổng số 38 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mới vào Việt Nam. Theo sau là Hồng Kông, Nhật Bản và Trung Quốc.

Nền kinh tế toàn cầu đã phải hứng chịu đại dịch COVID-19, cùng cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung kéo dài. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn thể hiện là một trong số ít các nền kinh tế châu Á thực sự đứng vũng trong bối cảnh đó.  

Vì mức thuế cao hơn của Mỹ đối với hàng xuất khẩu Trung Quốc buộc các nhà sản xuất phải chuyển hoạt động ra khỏi nước này. Đồng thời, vì những lý do tương tự, Việt Nam có thể hưởng lợi từ việc di chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc.  

Vài khía cạnh khác không kém phần dấp dẫn nhà đầu tư là mức lương tối thiểu ở Việt Nam thấp hơn so với cả ở những nước nghèo láng giềng như Campuchia, hiện dao động trong khoảng từ 132 - 190 USD/tháng. Việt Nam là thành viên của hơn một chục hiệp định thương mại tự do.

Tuy nhiên, theo một số nhà phân tích, dù có sự gia tăng đầu tư mới từ các công ty chuyển từ Trung Quốc sang, thì “Made in Vietnam” sẽ không sớm thay thế ngay “Made in China”.

David Dodwell, Giám đốc điều hành Nhóm nghiên cứu chính sách thương mại Hồng Kông - APEC, đã nêu ra một số khác biệt lớn giữa Việt Nam và Trung Quốc trên báo South China Morning Post.

Theo đó, yếu tố đầu tiên là kích thước của nền kinh tế. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam năm 2018 nhỏ hơn 55 lần so với GDP của Trung Quốc. GDP 15 tỉnh của Trung Quốc cũng đã lớn hơn toàn bộ GDP của Việt Nam.

Hơn nữa, Trung Quốc có khoảng 800 triệu lao động trong độ tuổi, trong khi Việt Nam chỉ có 55 triệu. Năm 2017, tỷ trọng sản lượng sản xuất toàn cầu của Trung Quốc là hơn 28%, trong khi Việt Nam chỉ chiếm 0,27%, Dodwell lưu ý,

Những yếu tố cần lưu ý kế tiếp là các khía cạnh kỹ thuật. Hiện nay, cảng container của Thượng Hải, Trung Quốc (một trong những cảng bận rộn nhất thế giới) có thể xử lý 40 triệu container mỗi năm, trong khi cảng lớn nhất của Việt Nam tại TP.HCM, chỉ có thể xử lý 6,15 triệu container. Về năng lượng, Việt Nam vẫn đang gặp khó khăn trong việc đối phó với nhu cầu điện tăng nhanh.

Ngoài ra, Trung Quốc có một thị trường tiêu dùng nội địa đang phát triển nhanh. Điều này có nghĩa là các nhà đầu tư nước ngoài có thể tìm kiếm lợi nhuận lớn, mà không phải xuất khẩu các sản phẩm mà họ sản xuất tại Trung Quốc. Trong khi đó ở Việt Nam, GDP bình quân đầu người vẫn thấp hơn các nước nghèo như Libya, Guatemala.

Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Hà Nội năm 2019.
Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Hà Nội năm 2019.

Ở một mặt nào đó, kiếm nhiều tiền hơn cũng mang lại nhiều vấn đề hơn cho Việt Nam. Kể từ khi ông Trump vào Nhà Trắng hồi tháng 1/2017, ông đã có nỗi ám ảnh về việc tìm cách giảm thâm hụt thương mại của Mỹ trong mối quan hệ giao thương với Việt Nam. Mặc dù Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký một số thỏa thuận nhập khẩu lớn trị giá hàng tỷ USD nhằm giảm thặng dư thương mại. Nhưng những nỗ lực đó đã không thể ngăn chặn mức thặng dư cứ gia tăng. Năm 2019, thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ đã tăng lên 47 tỷ USD, tăng từ 34,9 tỷ USD năm 2018.

Nếu Washington nghiêm túc về việc tách chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc và chuyển một số lượng đáng kể sang Việt Nam, thúc đẩy số lượng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ, thì thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ chắc chắn sẽ tiếp tục tăng.

Như vậy, chuyển sản xuất sang Việt Nam cũng tiềm ẩn rủi ro từ thái độ của người đứng đầu Nhà Trắng. Nếu Ông Trump tái đắc cử và nếu ông tiếp tục bị ám ảnh về việc giảm thâm hụt thương mại của Mỹ song song với việc chuyển chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang nước láng giềng, Việt Nam sẽ phải cân bằng một cách tinh tế vị trí của mình.

TRẦN NGHỊ
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement