Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Sau Jack Ma, CEO của Tencent là cái tên tiếp theo bị chính phủ Trung Quốc "gọi tên"

Doanh nhân

24/03/2021 20:19

Theo nguồn tin thân cận của Reuters, Pony Ma, nhà sáng lập kiêm CEO hãng game và truyền thông xã hội lớn nhất Trung Quốc – Tencent Holdings đã có buổi gặp với giới chức giám sát chống độc quyền Trung Quốc để thảo luận về vấn đề tuân thủ quy định cạnh tranh lành mạnh.

Buổi họp với người đứng đầu Tencent là dấu hiệu rõ nhất cho thấy Trung Quốc đang tổ chức một cuộc đàn áp chống độc quyền với quy mô lớn chưa từng có. Cuối năm ngoái, đế chế kinh doanh Alibaba của tỷ phú Jack Ma là cái tên đầu tiên bị đưa vào điều tra, mở đường cho một loạt công ty Internet bị đưa vào tầm ngắm.

Bắc Kinh tuyên bố sẽ tăng cường giám sát các công ty công nghệ lớn trong nước, vốn nằm trong số những tập đoàn sừng sỏ và có giá trị cao nhất toàn cầu, với lý do lo ngại quyền lực và sức mạnh thị trường của họ quá lớn khiến khả năng cạnh tranh giảm, tăng vấn nạn lạm dụng dữ liệu và vi phạm quyền hợp pháp của người tiêu dùng.

Tencent, công ty sở hữu nền tảng thanh toán trực tuyến WeChat phổ biến hàng đầu Trung Quốc, sẽ là cái tên tiếp theo bị chính phủ tiến hành điều tra chống độc quyền. Tin tức về cuộc họp đến nay chưa được báo cáo cụ thể, song giới phân tích vẫn kỳ vọng lợi nhuận của Tencent tăng 42%, trong khi các nhà đầu tư tập trung vào diễn biến vụ việc.

Pony Ma, người hiếm khi trả lời trước báo chí truyền thông và đã phớt lờ công chúng hơn một năm, đã xuất hiện công khai tại Bắc Kinh vào tháng 3 cho cuộc họp quốc hội thường niên của Trung Quốc. Mặt khác, ông cũng đã có buổi làm việc tại văn phòng Cục Quản lý Thị trường Trung Quốc (SAMR).

Hiện tại, Ma là tỷ phú giàu thứ 2 Trung Quốc với khối tài sản 74 tỷ USD. Ông còn là đại biểu quốc hội của tỉnh Quảng Đông, nơi Tencent đặt trụ sở chính. Công ty đã đề nghị họp với Phó Giám đốc SAMR Gan Lin và các quan chức cấp cao khác để bàn bạc về vụ việc.

Cả Tencent và SAMR đều không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters. Nhưng theo nguồn tin nội bộ, hai bên đã thảo luận về việc làm thế nào để Tencent tuân thủ tốt hơn các quy định chống độc quyền.

Wu Zhenguo, người đứng đầu văn phòng chống độc quyền của SAMR, cũng có mặt trong cuộc họp, bày tỏ lo ngại về một số hoạt động kinh doanh của Tencent và yêu cầu tập đoàn tuân thủ các quy tắc mà Trung Quốc đề ra.

SAMR hiện đang thu thập thông tin và xem xét các hoạt động độc quyền của WeChat, về cách siêu ứng dụng này có thể phá vỡ sự cạnh tranh công bằng và bóp chết những đối thủ nhỏ hơn. Sau khi thông tin bất lợi được đưa ra, cổ phiếu Tencent giảm tới 1,7% trên sàn chứng khoán Hong Kong, chạm mức thấp nhất trong ngày.

Được biết, cuộc họp diễn ra vài ngày sau khi Pony Ma kêu gọi chính phủ quản lý chặt chẽ hơn nền kinh tế Internet tại phiên gặp mặt quốc hội thường kỳ ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ngoài ra, Tencent không nhận được bất kỳ thông báo nào về cuộc điều tra nhắm đến hoạt động kinh doanh của công ty nhưng phía Tencent vẫn mong đợi sớm nhận được phản hồi từ giới chức quản lý.

"Là một trong hai công ty lớn của Trung Quốc, việc Tencent cảm thấy lo lắng khi bị chính phủ nhắm đến là hoàn toàn bình thường", You Yunting, luật sư của Văn phòng luật DeBund có trụ sở tại Thượng Hải, đề cập đến cuộc họp giữa Pony Ma với các quan chức thuộc SAMR.

Trước mắt, Tencent cần "tập trung xem xét các cam kết có thể ảnh hưởng đến những giao dịch mua bán, trong khi một cuộc điều tra và kiện tụng với cáo buộc lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường có thể gây tổn hại đến danh tiếng của các nền tảng mà công ty sở hữu", Yunting cho biết.

Để giảm bớt tác động của những rủi ro tiềm ẩn chống lại mình, Tencent chỉ còn cách tuân theo và hiện đang phải nhượng bộ trong kế hoạch hợp nhất 2 trang web phát trực tiếp trò chơi điện tử hàng đầu trong nước để giải quyết những lo ngại về chống độc quyền, Reuters đưa tin hôm 23/3.

Ngọc Diệp

iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement