Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Rủi ro nào khi cho người thuê nhà nhập hộ khẩu?

Hỏi đáp

26/06/2021 08:13

Đối với những người không có nhà riêng, việc nhập hộ khẩu vào nhà thuê dường như là phương án để có hộ khẩu dễ nhất. Tuy nhiên, hầu hết chủ nhà thuê đều không đồng ý. Vậy, có rủi ro nào khi cho người thuê nhà nhập hộ khẩu hay không?

Cho người thuê nhà nhập hộ khẩu bằng cách nào?

Theo khoản 3 Điều 20 Luật cư trú năm 2020, công dân được đăng ký thường trú tại nhà thuê khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại nhà thuê đó và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó;

- Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2 sàn/ người.

Ví dụ: Bà B sống một mình tại nhà có địa chỉ X. A thuê trọ tại nhà bà B. Nhà thuộc sở hữu của bà B và bà cũng là chủ hộ khẩu tại căn nhà này. Diện tích nhà thuê là 50m2. A được nhập hộ khẩu vào cùng hộ khẩu với bà B nếu bà đồng ý.

Hồ sơ để được nhập hộ khẩu vào nhà thuê gồm:

- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp được cho thuê, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;

-Hợp đồng thuê nhà;

- Giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú.

Như vậy, việc nhập hộ khẩu vào nhà thuê tương đối đơn giản, cả về điều kiện và thủ tục. Tuy nhiên, trên thực tế, việc chủ nhà thuê đồng ý cho người thuê nhà nhập khẩu vào nhà mình là rất hiếm. Có lẽ, bởi họ e ngại những rủi ro xung quanh việc này.

Vậy, khi cho người thuê nhà nhập hộ khẩu, người chủ nhà thường sợ điều gì?

Rủi ro nào khi cho người thuê nhà nhập hộ khẩu?

Đứng trước việc cho người thuê nhà nhập hộ khẩu, chủ nhà thuê thường có một số thắc mắc như sau:

Không được tự ý xóa đăng ký thường trú của người thuê?

Căn cứ Điều 24 luật Cư trú, người thuê nhà chỉ bị xóa hộ khẩu trong các trường hợp sau:

- Đã chấm dứt việc thuê trọ ở đó mà sau 12 tháng kể từ ngày chấm dứt việc thuê nhà vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới;

- Đăng ký thường trú tại nhà thuê nhưng quyền sở hữu chỗ ở đó đã chuyển cho người khác mà sau 12 tháng kể từ ngày chuyển quyền sở hữu vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ trường hợp được chủ sở hữu mới đồng ý tiếp tục cho thuê và cho đăng ký thường trú tại chỗ ở đó;

- Người đã đăng ký thường trú tại nhà thuê nhưng đã chấm dứt việc thuê nhà và không được người cho thuê đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó.

Như vậy, chỉ trừ khi người thuê nhà chuyển đi hoặc nhà bị bán cho chủ mới, nếu không, khi đã cho người thuê nhập hộ khẩu vào nhà mình, chủ hộ và chủ nhà không được tự ý xóa đăng ký thường trú của người đó.

Vậy, điều chủ nhà lo lắng khi không được tự ý xóa đăng ký thường trú của người thuê là đúng, có cơ sở pháp lý.

Cho nhập hộ khẩu, sợ bị chia nhà?

Luật Cư trú 2020 không có khái niệm hộ khẩu. Tuy nhiên, theo Luật Cư trú 2006, sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.

Như vậy, việc có tên trong sổ hộ khẩu chỉ có ý nghĩa quản lý hành chính, xác định nơi thường trú của công dân chứ không ảnh hưởng đến quyền sở hữu tài sản của công dân.

Hiện nay, chỉ có duy nhất một trường hợp sổ hộ khẩu có ý nghĩa xác định quyền tài sản khi tài sản đó là tài sản chung của hộ gia đình.

Tuy nhiên, khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định:

“Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất”

Như vậy, thực chất người thuê nhà rất khó để được đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vì không có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng.

Vì thế, khi cho người thuê nhà nhập hộ khẩu, chủ nhà không cần lo lắng về điều này.

Cho nhập hộ khẩu, sợ bị chia thừa kế?

Theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015, quyền thừa kế được xác định theo di chúc của người để lại di sản.

Trường hợp không có di chúc, di chúc không có hiệu lực…, tài sản thừa kế được chia theo pháp luật. Khi thừa kế được chia theo pháp luật thì những người thừa kế được xác định theo thứ tự các hàng thừa kế quy định tại điều 651 Bộ Luật Dân sự 2015.

Như vậy, việc cho người thuê nhà nhập hộ khẩu vào nhà của mình không ảnh hưởng đến quyền thừa kế của thành viên hộ gia đình.

Kết luận: Chủ nhà cho người thuê nhà nhập hộ khẩu không gặp phải nhiều rủi ro. Nếu muốn xóa hộ khẩu của người thuê, chỉ cần chấm dứt hợp đồng thuê nhà của họ.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900 6192 để được hỗ trợ.

> Ở trọ vẫn có hộ khẩu: Điều kiện và thủ tục từ 01/7/2021

> 4 thay đổi lớn từ 01/7/2021 ảnh hưởng đến người đang thuê nhà

Tình Nguyễn
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement