Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Quỹ ngoại chi gần tỉ USD gom cổ phiếu Vicom Retail, tài sản ông Phạm Nhật Vượng tăng nửa tỉ USD

Chứng khoán

08/11/2017 06:40

Sau hai ngày giao dịch, Vincom Retail đã có thanh khoản 415 triệu cổ phiếu VRE với tổng trị giá đạt hơn 740 triệu USD. Hầu hết các giao dịch này đều đến từ quỹ ngoại.

Ồ ạt sang tay

Ngày 7/11, thị trường chứng khoán Việt Nam đã chứng kiến một kỷ lục mới khi có tới 415 triệu cổ phiếu VRE của Công ty Cổ phần Vincom Retail đã được giao dịch thành công với 40.600 đồng/cổ phiếu. Chỉ tính riêng mã VRE, tổng giá trị khớp lệnh đã đạt hơn 740 triệu USD. Tổng khối lượng giao dịch ngày 7/11 chiếm gần 22% tổng số cổ phần phát hành của Vincom Retail.

Trước khi VRE niêm yết, đã có hàng loạt quỹ ngoại gặp gỡ và làm việc với Vincom Retail để đặt mua cổ phiếu. Nhu cầu mua cổ phiếu VRE là hơn 2 tỉ USD, lớn gấp ba lần khối lượng chào bán. Đây cũng là khối lượng đặt mua cao kỷ lục, chưa từng xảy ra trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam.

Theo đó, các nhà đầu tư được chọn đầu tiên trong giao dịch làAvanda Investment Management Pte, Dragon Capital, Genesis Investment Management LLP, GIC Pte, HSBC Asset Management (UK), Karst Peak, RWC Asset Advisors (US), Templeton Investments và TT International.

Cơ cấu cổ đông của Vincom Retail trước khi niêm yết chỉ có 2 cổ đông ngoại là WP Investments III B.V nắm giữ 288 triệu cổ phiếu, chiếm 15,17% vốn điều lệ và Credit Suisse Singapore Branch nắm giữ 96 triệu cổ phiếu, chiếm 5,06% vốn điều lệ.

Cơ cấu cổ đông của VRE hiện tại sẽ có sự thay đổi lớn khi quỹ ngoại ồ ạt sang tay hàng hàng trăm triệu cổ phiếu.

Cụ thể, năm 2013 WP Investments III B.V. và Credit Suisse AG chi nhánh Singapore Branch đã rót 200 triệu USD, bổ sung nguồn vốn cho Vincom Retail thực hiện chiến lược mở rộng với điểm nhấn là khai trương dự án trung tâm thương mại Mega Mall đầu tiên. Năm 2015, Vincom Retail nhận thêm khoản đầu tư trị giá 100 triệu USD từ nhóm đầu tư do WP làm đại diện.

Theo một chuyên gia chứng khoán, WP Investments III B.V sẽ giảm sở hữu xuống còn 4,9% vốn điều lệ và Credit Suisse giảm xuống 1,6% vốn điều lệ, tương ứng bán ra hơn 260 triệu cổ phiếu, tức 13,7% vốn điều lệ. Đây cũng chính là lượng cổ phiếu đã được bán thỏa thuận trong phiên sáng 7/11, còn lại là giao dịch khớp lệnh trên HOSE.

Chuyên gia chứng khoán này cho biết thêm, VRE tạo nên kỷ lục mới trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, nó sẽ chưa dừng lại. Bởi lượng cổ phiếu của các nhà đầu tư ngoại được chọn đầu tiên trong giao dịch sẽ về tài khoản vào cuối ngày 9/11 và cđược tự do giao dịch những cổ phiếu này từ ngày 10/11.

Lý giải về việc các nhà đầu tư ngoại đua nhau gom cổ phiếu VRE, chuyên gia kinh tế Lê Minh Hoàng, trường ĐH Kinh tế TP.HCM cho rằng, do triển vọng kinh doanh sáng sủa của công ty này.

Hiện tại, Vincom Retail đang quản lý, vận hành và cho thuê 41 trung tâm thương mại tại 22 tỉnh và thành phố lớn của cả nước với tổng diện tích mặt bằng bán lẻ hơn 1,1 triệu m2. Riêng tại Hà Nội và TP.HCM, Vincom Retail chiếm 60% tổng diện tích trung tâm thương mại.

Ngoài ra, VRE còn có 72 dự án đang và sắp triển khai trên toàn quốc. Từ nay đến hết năm 2018, VRE sẽ tiếp tục mở thêm hơn 30 trung tâm thương mại tại các địa bàn mới, hướng tới mục tiêu đạt 200 trung tâm thương mại vào năm 2021.

“Những trung tâm thương mại của của VRE có vị trí đắc địa, quỹ đất lớn. Đây là lợi thế mà những nhà phát triển bất động sản đi sau không thể có được. Quỹ ngoại đổ tiền vào VRE là do bị hấp dẫn bởi điều này”, ông Hoàng nói.

Tài sản ông Vượng tiếp tục tăng

Việc VRE lên sàn với giá trị vốn hóa lên tới hơn 77.000 tỉ đồng, tương ứng 3,4 tỉ USD đã giúp tài sản của ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vingroup tăng thêm nửa tỉ USD.

VRE lên sàn giúp tài sản của ông Vượng tiếp tục tăng

Ngay sau khi VRE chính thức giao dịch trên HOSE, Forbes đã cập nhật giá trị tài sản của ông Phạm Nhật Vượng. Theo đó, khối tài sản của vị tỉ phú USD đầu tiên của Việt Nam đang ở con số 3,4 tỉ USD, trở thành người giàu thứ 665 trên thế giới.

Ông Phạm Nhật Vượng là tỉ phú USD đầu tiên trên sàn chứng khoán Việt Nam từ ngày 7/3/2011 và được Forbes đưa tên vào danh sách tỉ phú thế giới vào năm 2013 ở vị trí số 974 với khối tài sản ròng là 1,5 tỉ USD.

Tính đến ngày 5/10, tài sản của ông Vượng là 2,9 tỉ USD, tăng thêm nửa tỉ USD so với 2,4 tỉ USD hồi tháng 3. Điều này giúp cho thứ hạng của ông Vượng tăng 73 bậc so với và xếp thứ 794 trong danh sách hiện tại.

Khối tài sản ông Vượng gia tăng chủ yếu là do cổ phiếu VIC tăng giá kỷ lục sau những thông tin về việc Vingroup lấn sân mạnh mẽ sang lĩnh vực bán lẻ và khởi công nhà máy ôtô VinFast ở Hải Phòng. Hiện tại trên HOSE, cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup đã tăng trần liên tục kể từ ngày 19/10 và đang giao dịch quanh vùng giá 60.200 đồng/cổ phiếu.

Trong bản cập nhật mới này, Việt Nam vẫn chỉ có hai tỉ phú USD. Ngoài ông Vượng là bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng giám đốc của Vietjet Air. Tài sản của bà Thảo cũng đang tăng mạnh kể từ đầu năm, từ 1,2 tỉ USD đã lên 1,94 tỉ USD và đang đứng ở vị trí 1249 những người giàu nhất thế giới.

Tuy nhiên, trong danh sách những tỉ phú thế giới do Forbes xếp hạng vẫn không có tên ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC. Hiện tại, ông Quyết sở hữu khối tài sản gần 70.000 tỉ đồng, tương đương 3 tỉ USD.

Để định giá tài sản và xếp hạng tỉ phú, Forbes dựa trên giá trị cổ phiếu của họ trên các sàn chứng khoán, bất động sản sở hữu, tiền mặt, các khoản đầu tư có giá trị và trừ đi số nợ của họ. Forbes cũng sẽ lấy ý kiến hàng loạt chuyên gia ở các lĩnh vực khác nhau để ước tính tài sản của các tỷ phú.

NGUYỄN DUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement