Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Quỹ đất vàng và vị trí đặc biệt để Trường Thọ trở thành 'thủ phủ' của thành phố Thủ Đức

Quy hoạch

01/10/2020 12:40

Trường Thọ được quy hoạch là trung tâm TP Thủ Đức bởi nhiều lợi thế: là nơi cửa ngõ, phát triển cả 3 loại hình giao thông đường thủy, bộ, metro.

"Đất vàng còn sót lại" 

Nằm dọc Xa lộ Hà Nội và metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên, Trường Thọ (quận Thủ Đức hiện nay) là khu vực có vị trí đắc địa, khi bao quanh là các tuyến giao thông huyết mạch ra vào trung tâm TP.HCM ở cửa ngõ phía Đông. Trường Thọ được quy hoạch bắt đầu từ ngã tư Bình Thái, có diện tích tự nhiên 499ha. 

Địa giới hành chính được phân định bởi các trục đường chính là Võ Văn Ngân, Kha Vạn Cân, Đặng Văn Bi, Song hành xa lộ Hà Nội. Phía Đông giáp phường Bình Thọ và phường Phước Long A, Phước Long B (quận 9).

Trường Thọ nằm dọc Xa lộ Hà Nội và metro Bến Thành - Suối Tiên, với quỹ đất được coi như đất vàng còn sót lại của TP.HCM sau khi di dời trạm nghiền Vicem, nhà xưởng cùng nhiều công trình, cảng IDC. Ảnh: VNE

Trường Thọ nằm dọc Xa lộ Hà Nội và metro Bến Thành - Suối Tiên, với quỹ đất được coi như đất vàng còn sót lại của TP.HCM sau khi di dời trạm nghiền Vicem, nhà xưởng cùng nhiều công trình, cảng IDC. Ảnh: VNE

Phía Tây giáp phường Linh Tây và phường Linh Đông (Thủ Đức). Phía Nam giáp phường An Phú (quận 2). Phía Bắc giáp phường Linh Chiểu (Thủ Đức). Khu này gồm cụm cảng IDC Trường Thọ và Nhà máy xi măng Hà Tiên, Công ty Thép Thủ Đức và một số khu đất xung quanh.

Ngoài khu dân cư hiện hữu, một số khu dân cư mới đã quy hoạch, hiện Trường Thọ có 10 khu đất công, tổng diện tích 86,64ha nằm trong cụm cảng IDC Trường Thọ, đang được các doanh nghiệp thuê đất để sản xuất kinh doanh nằm liền thửa với nhau.

Vị trí khu đất chia làm hai phần. Một mặt trải dài dọc xa lộ Hà Nội, kết nối với 2 nhà ga số 9 và số 10 của của tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên; mặt bên kia có hình dáng như một chiếc thuyền giáp rạch và sông Sài Gòn, nhìn về Khu đô thị Thanh Đa, Bình Thạnh. Nơi này được coi là đất vàng có quy mô lớn “còn sót lại” của TP.HCM.

Hiện khu vực này đã có hơn 30ha thành hình dự án nhà ở, đó là Khu phức hợp Vicem hay còn gọi là River City Thủ Đức. Dự án hình thành từ khu đất của Trạm nghiền xi măng Thủ Đức sau khi tháo dỡ và khu văn phòng - nhà xưởng của Công ty Xi măng Hà Tiên và lân cận. 

Chia sẻ trên Sài Gòn Giải Phóng, Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM cho biết khu đô thị Trường Thọ được định hướng là đô thị đa năng mật độ cao, khai thác cảnh quan sông nước của sông Sài Gòn để gắn kết với trung tâm hiện hữu của TP.HCM qua đô thị mới Bình Quới - Thanh Đa. Đây sẽ là khu dân cư thân thiện với môi trường, khai thác tối đa giao thông công cộng.

Khu phức hợp Vicem hay còn gọi là River City Thủ Đức với vị trí đặc biệt giáp 3 mặt sông đang trở thành tâm điểm của khu vực này. Ảnh: Zing
Khu phức hợp Vicem hay còn gọi là River City Thủ Đức với vị trí đặc biệt giáp 3 mặt sông đang trở thành tâm điểm của khu vực này. Ảnh: Zing

Trong khu đô thị tương lai, Trường Thọ sẽ hình thành Trung tâm Công nghệ giáo dục Đại học Quốc Gia TP.HCM. Đây là một trong 3 điểm nhấn của thành phố Thủ Đức. Hai điểm nhấn còn lại là Khu Công nghệ cao TP.HCM và Khu đô thị mới Thủ Thiêm với Trung tâm tài chính Thủ Thiêm.

Ông Huỳnh Thanh Khiết, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM, cho biết thành phố Thủ Đức có 3 điểm chính và 7 điểm phụ. Hiện nay, các phường đang tập trung triển khai lấy ý kiến đóng góp của người dân về vấn đề này.

Với quỹ đất thực hiện còn khá nhiều, như quỹ đất từ nông nghiệp, quỹ đất dọc bờ sông quận 9 hoặc tái sắp xếp, Sở Xây dựng cũng đang xây dựng kế hoạch phát triển đô thị cho Thành phố Thủ Đức. Bước đầu, quỹ đất trống có thể xây dựng nhà ở là khu vực cảng phường Trường Thọ sau khi di dời.

Kiến trúc sư Khương Văn Mười cũng chia sẻ với Sài Gòn Giải Phóng rằng Trường Thọ có quỹ đất rất lớn và thuận lợi nhất, khi vừa có sông, có cảng, giao thông đường thủy, đường bộ, metro; kết nối hoàn chỉnh vào các trục giao thông hiện hữu của quận 2, quận 9 và Thủ Đức, nên đầu tư vào đây sẽ kéo cả khu vực phát triển.

Trong tờ trình của Sở Nội vụ TP.HCM về lộ trình, phương án sắp xếp cán bộ, công chức, người lao động khi thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính trên địa bàn, cũng đã đề xuất chọn trụ sở UBND quận Thủ Đức (số 43 Nguyễn Văn Bá, quận Thủ Đức) sẽ là trụ sở HĐND và UBND thành phố Thủ Đức trong tương lai. 

6-trong-diem-do-thi-sang-tao-dong-hcm

Trụ sở UBND quận 2 (số 168 Trương Văn Bang, phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2) là nơi đặt trụ sở Thành ủy thành phố Thủ Đức. Trụ sở UBND quận 9 (số 2/304 Xa lộ Hà Nội, phường Hiệp Phú, quận 9) sẽ là trụ sở cơ quan Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể thành phố Thủ Đức.

Vào thứ 7, ngày 3/10 tới, cử tri 3 quận 2, 9 và Thủ Đức sẽ cho ý kiến về việc sáp nhập ba quận thành một đơn vị hành chính cấp huyện, và tên của đơn vị mới (tạm gọi thành phố Thủ Đức).

Người dân sẽ được nêu ý kiến đồng ý hay không đồng ý về hai nội dung. Một là việc sắp xếp quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức thành đơn vị hành chính cấp huyện mới. Hai là tên đơn vị hành chính cấp huyện mới lấy tên là thành phố Thủ Đức. 

Sau khi lấy ý kiến cử tri, đề án trên sẽ được thông qua HĐND cấp phường và cấp huyện của ba quận. Nội dung đề án sẽ được UBND TP.HCM trình HĐND  trong kỳ họp tới.

(Tổng hợp)

Q.HUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement