Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Phiên chiều 26/3: Xanh vỏ, đỏ lòng

Chứng khoán

26/03/2020 16:37

Áp lực bán mạnh khiến sắc đỏ bao trùm bảng điện tử, VN-Index vẫn duy trì được sắc xanh nhờ một số mã vốn hóa lớn duy trì được đà tăng mạnh.

Áp lực chốt lời sớm sau phiên bùng nổ ngày 25/3 khiến VN-Index mở cửa trong sắc đỏ với mức giảm khá sâu ở phiên giao dịch hôm nay 26/3. Tuy nhiên, tâm lý tích cực có được từ phiên tăng mạnh nhất gần 11 năm qua đã giúp nhà đầu tư nhanh chóng ổn định trở lại.

Lực mua hoạt động tích cực ở nhóm cổ phiếu bluechips, đặc biệt tại những mã vốn hóa lớn nhất như nhóm Vingroup, VNM, VCB, BID, SAB… giúp VN-Index lấy lại sắc xanh, bất chấp sức ép bán ra vẫn rất lớn. Dẫu vậy, áp lực này cũng khiến chỉ số không thể bứt lên, cùng với đó là tâm lý thận trọng gia tăng nên dòng tiền vào thị trường dần hạn chế.

Thực tế, yếu tố tâm lý luôn là “gót chân Asin” của thị trường chứng khoán Việt Nam khi rất dễ chịu tác động, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp như hiện nay. Bởi vậy, điều cần thiết nhất lúc này đối với nhà đầu tư là đảm bảo an toàn tài khoản, sẵn sàng tâm lý đối phó với những tình huống xấu nhất có thể xảy ra, bên cạnh đảm bảo an toàn sức khỏe bản thân trong mùa dịch.

Phiên chiều 26/3: Xanh vỏ, đỏ lòng

Đóng cửa, với 265 mã giảm, hơn gấp đôi số mã tăng là 108 mã, VN-Index tăng 3,96 điểm ( 0,57%) lên 694,21 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 221,85 triệu đơn vị, giá trị 4.050,8 tỷ đồng, giảm 18% về khối lượng và 17% về giá trị so với phiên 25/3. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 50,63 triệu đơn vị, giá trị 1.35,4 tỷ đồng.

Phiên hôm nay tiếp tục chứng kiến dòng tiền hoạt động mạnh ở nhóm bluechips khi giá trị giao dịch của rổ VN30 đạt hơn 2.797 tỷ đồng, chiếm 69% tổng giá trị giao dịch của sàn HOSE. Tuy nhiên, chỉ số VN30-Index vẫn giảm 5,61 điểm (-0,86%) về 646,7 điểm.

Như đã nói ở trên, góp công lớn nhất vào phiên tăng điểm hôm nay phải kể đến nhóm Vingroup với mức tăng kịch biến độ 7% của VIC lên 81.800 điểm, VHM 3,2% lên 61.000 đồng và VRE 5,8% lên 20.000 đồng, cùng với đó là một số mã vốn hóa lớn khác như VNM 2,2% lên 94.000 đồng, VCB 1,9% lên 63.200 đồng, SAB 4,1% lên 125.000 đồng…

Không chỉ VIC, cả BVH và SBT cũng tăng trần trong phiên này lên tương ứng 39.500 đồng và 12.700 đồng. Với BHV, đây là phiên tăng trần thứ 3 liên tiếp.

Diễn biến trên cho thấy những mã lớn đã mất giá mạnh theo đà giảm sâu của thị trường thời gian qua đang thu hút dòng tiền trở lại. Trong rổ VN30, có tới 22 mã đạt thanh khoản từ 1 triệu đơn vị trở lên, trong đó nhóm Vingroup khớp từ 1-4 triệu đơn vị, VNM khớp 2,76 triệu đơn vị, BVH và SBT cùng khớp khoảng 1,3 triệu đơn vị…

Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu ngân hàng, công nghệ, hàng tiêu dùng… đồng loạt giảm, tạo sức ép lớn cho chỉ số như MWG -6,8% về 68.000 đồng, FPT –3,9% về 44.200 đồng, GAS -2,3% về 58.700 đồng, CTG -3,8% về 18.800 đồng, TCB -3% về 16.100 đồng…

Ở nhóm cổ phiếu thị trường, giao dịch khá hạn chế, sự nổi bật chỉ tập trung tại nhóm cổ phiếu họ FLC với mức giảm sàn đồng loạt của ROS, FLC, AMD, HAI hay HQC, HHS, LMH… với lượng dư mua trần lớn. Trong số 24 mã giảm sàn, còn có một số mã midcap như CII, FRT…

ROS được giao dịch mạnh trong phiên chiều với 11,06 triệu đơn vị khớp lệnh, chỉ đứng sau mã dẫn đầu thanh khoản sàn HOSE là FLC với 11,27 triệu đơn vị. HPG khớp 8,5 triệu đơn vị, HQC, STB và DLG khớp từ 6-7 triệu đơn vị, song đều giảm điểm.

Tân binh ABS có phiên tăng trần thứ 8 liên tục lên 19.300 đồng. YEG cũng tăng trần phiên thứ 2 liên tục lên 52.000 đồng, trước đó là chuỗi 7 phiên sàn liên tiếp.

Khác với HOSE, diễn biến trên sàn HNX chứng kiến đà giảm tăng mạnh trong phiên chiều  khiến sàn này giảm về mức thấp nhất ngày, thanh khoản cũng giảm theo.

Đóng cửa, với 52 mã tăng và 104 mã giảm, HNX-Index giảm 2,28 điểm (-2,27%) về 97,81 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 41,03 triệu đơn vị, giá trị 390,5 tỷ đồng, giảm 16% về khối lượng và 10% về giá trị so với phiên 25/3. Giao dịch thỏa thuận có thêm 8,46 triệu đơn vị, giá trị 80,7 tỷ đồng.

Việc các mã lớn đồng loạt giảm mạnh là nguyên nhân chính khiến HNX-Index giảm sâu. Đơn cử, ACB -3,9% về 19.700 đồng, SHB -1,6% về 12.500 đồng, PVS -3,8% về 10.200 đồng, VCS -3,7% về 52.500 đồng, NVB -2,3% về 8.400 đồng…

Dẫn đầu thanh khoản là KLF và HUT khi khớp lần lượt 6,4 triệu và 6,46 triệu đơn vị, nhưng cùng giảm sàn về 1.700 đồng và 1.600 đồng. Với KLF là phiên sàn thứ 3 liên tục.

SHB khớp hơn 4 triệu đơn vị. ACB và PVS cùng khớp trên 3 triệu đơn vị. Đây cũng là 5 mã thanh khoản tốt nhất sàn.

Trên UPCoM, diễn biến cũng tương tự như HNX khi chốt phiên ở mức thấp nhất ngày trước áp lực gia tăng trong phiên chiều, song thanh khoản cải thiện.

Đóng cửa, với 77 mã tăng và 94 mã giảm, UPCoM-Index giảm 0,53 điểm (-1,06%) về 49 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 21,28 triệu đơn vị, giá trị 309 tỷ đồng, tăng 20% về khối lượng và 8% về giá trị so với phiên 25/3. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 10,6 triệu đơn vị, giá trị hơn 177 tỷ đồng.

Cả 3 mã dẫn đầu thanh khoản là LPB, BSR và VIB đều giảm điểm, trong đó LPB và BSR khớp lệnh nhiều nhất, đạt 2,56 triệu và 1,51 triệu đơn vị, giảm về 6.000 đồng (-4,8%) và 5.500 đồng (3,5%).

Ngoài ra nhiều mã lớn khác cũng trong sắc đỏ như VGI, OIL, CTR, VGT, ACV, DVN…

Trên thị trường chứng khoán phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai đều giảm điểm, trong đó hợp đồng có thời gian đáo hạn gần nhất (ngày 16/4) là VN30F2004 được giao dịch mạnh nhất với 176.064 hợp đồng, khối lượng mở 20.931 hợp đồng, kết phiên giảm 3,42% về 626,1 điểm.

Trên thị trường chứng quyền, săc đỏ chiếm ưu thế chủ đạo với 38 mã giảm và chỉ 7 mã tăng. Trong đó, CVRE2001 là mã có thanh khoản cao nhất với 906.750 đơn vị được chuyển nhượng, đóng cửa giảm 30% về 70 đồng. Tiếp đến là CMWG2001 với 609.900 đơn vị, đóng cửa tăng 50% lên 20 đồng.

N.TÙNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement