Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Phận long đong của Khu công nghiệp Phú Tân: Bị thế chấp để vay ngàn tỷ (bài 2)

Doanh nghiệp

20/02/2020 07:38

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Phú Tân là Công ty Nam Kim chủ yếu “sống” bằng vay nợ, đem thế chấp khu công nghiệp này để bảo lãnh vay ngàn tỷ.

Xin giảm quy mô

Như đã nói ở bài trước, ngày 17/1/2014, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Kinh doanh Địa ốc Việt (R.E.M.A.X) bán Khu công nghiệp Phú Gia (nay là Khu công nghiệp Phú Tân) cho Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Công nghiệp Nam Kim. Công ty Nam Kim có trụ sở tại phường Hòa Phú, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Lúc này, người đại diện theo pháp luật là bà Nguyễn Thanh Kim Thủy.

Sau 3 lần chuyển nhượng lòng vòng, Khu công nghiệp Phú Tân xin giảm quy mô.
Sau 3 lần chuyển nhượng lòng vòng, Khu công nghiệp Phú Tân xin giảm quy mô.

Theo hợp đồng, Công ty Nam Kim sẽ nhận chuyển nhượng toàn bộ dự án Khu công nghiệp Phú Gia. Tổng mức đầu tư dự án đã đăng ký gần 531 tỷ đồng. Quy mô sử dụng đất  133,291ha. Giá bán Khu công nghiệp Phú Gia là 570 tỷ đồng. Trong đó, giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất là 560 tỷ đồng, giá trị tài sản gắn liền với đất là 10 tỷ đồng.

Đến ngày, 9/10/2019, Công ty Nam Kim gửi hồ sơ lên Ban quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương đăng ký điều chỉnh thông tin nhà đầu tư và giảm diện tích đất ở dự án Khu công nghiệp Phú Tân.

Cụ thể, Công ty Nam Kim đề nghị nội dung ghi tại giấy chứng nhận đầu tư, chuyển người đại diện pháp luật từ bà Nguyễn Kim Hương ở quận 11, TP.HCM qua bà Nguyễn Thị Nhung, sinh ngày 8/7/1992, trú tại Khu phố 4, phường Mỹ Phước, thị xã Bến cát, tỉnh Bình Dương.

Nội dung thứ 2 mà Công ty Nam Kim xin mở rộng mục tiêu dự án thành đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, kinh doanh và cho thuê nhà xưởng, đầu tư xây dựng và kinh doanh công trình thương mại dịch vụ. Quy mô đất khu công nghiệp giảm từ 133,291ha xuống còn 106,539ha ở dự án Khu công nghiệp Phú Tân.

Về vốn đầu tư, Công ty Nam Kim xin tăng tổng mức đầu tư dự án từ hơn 530 tỷ đồng lên gần 1.660 tỷ đồng. Trong đó, vốn tự có của Công ty Nam Kim là 338 tỷ đồng. Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm, kể từ ngày 8/12/2006.

Công ty Nam Kim cũng xin được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp hằng năm bằng 10% lợi nhuận trong thu được trong 15 năm kể từ khi bắt đầu thực hiện hoạt động kinh doanh, thuế thu nhập doanh nghiệp hằng năm bằng 25% cho thời gian còn lại. Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp torng 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo.

Đáng nói, chưa được duyệt điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư của dự án Khu công nghiệp Phú Tân nhưng Công ty Nam Kim đã đem 1.332.799,9m2 dự án Khu công nghiệp Phú Tân theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất số BO 579813 thuộc thửa đất số 164, 129, 187 tờ bản đồ số 04, 05, 06 thế chấp cho Ngân hàng OCB để Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi vay vốn.

Khu công nghiệp Phú Tân bị đem thế chấp để bảo lãnh cho Công ty Thuận Lợi vay hơn ngàn tỷ đồng.
Khu công nghiệp Phú Tân bị đem thế chấp để bảo lãnh cho Công ty Thuận Lợi vay hơn ngàn tỷ đồng.

Cụ thể, vào ngày 8/10/2019 (một ngày khi xin gửi hồ sơ lên Ban quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương xin điều chỉnh), 3 bên là Công ty Nam Kim, Ngân hàng Phương Đông chi nhánh TP.HCM và Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi đã ký hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất số 0058/2019/BĐ. Theo đó, tổng giá trị tài sản thế chấp do Công ty Nam Kim và OCB xác định là hơn 1.085 tỷ đồng.

Năng lực tài chính kém

Nhận được hồ sơ của Công ty Nam Kim, Ban quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương có văn bản số 3115/BQL-ĐT xin ý kiến Bộ Xây dựng về nội dung điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư của dự án Khu công nghiệp Phú Tân. Phúc đáp, Bộ Xây dựng nói rằng dự án Khu công nghiệp Phú Tân thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.

Theo Luật đầu tư 2014, nhà đầu tư cần lập hồ sơ điều chỉnh dự án đầu tư để làm cơ sở trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư. Bộ Xây dựng cũng yêu cầu Công ty Nam Kim phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường để làm cơ sở xem xét, quyết định chủ trương đầu tư xây dựng.

Tương tự, Ban quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương có văn bản số 3116/BQL-ĐT xin ý kiến Bộ Tài chính về nội dung điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư của dự án Khu công nghiệp Phú Tân. Đến ngày 29/11/2019, Bộ Tài Chính có văn bản 14493/BTC-ĐT trả lời về việc này.

Theo đó, việc điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án Khu công nghiệp Phú Tân thì thẩm quyền quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư được căn cứ tại điểm g khoản 1 Điều 31 và khoản 4 Điều 40 Luật Đất đai 2014, dự án thuộc quyền quyết định và quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.

Do đó, UBND tỉnh Bình Dương có trách nhiệm tổng hợp ý kiến của các bộ ngành có liên quan, chỉ đạo nhà đầu tư hoàn chỉnh nội dung hồ sơ đầu tư dự án để trình Bộ Kế hoạch Đầu tư thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư.

Theo Bộ Tài chính, hoạt động của Công ty Nam Kim đang có nhiều vấn đề về tài chính. Cụ thể, theo báo cáo tài chính 2018 đã được kiểm toán và báo cáo tài chính bán niên 2019, Công ty Nam Kim có vốn góp chủ sở hữu là 338 tỷ đồng. Tại 31/12/2018, các khoản phải thu ngắn hạn của Công ty Nam Kim là hơn 490 tỷ đồng, chiếm 42,6% tổng tài sản.

Trong đó, có khoản phải thu ngắn hạn khác của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Kinh doanh Địa ốc Việt (R.E.M.A.X) và bà Nguyễn Thanh Kim Thủy với số tiền là 434,61 tỷ đồng, chiếm 88,6% các khoản phải thu ngắn hạn, đã quá 18 tháng nhưng chưa được thu hồi.

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Phú Tân là Công ty Nam Kim đang
Chủ đầu tư Khu công nghiệp Phú Tân là Công ty Nam Kim đang "sống" bằng vay nợ.

Nên nhớ, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Kinh doanh Địa ốc Việt là đơn vị bán Khu công nghiệp Phú Tân cho Công ty Nam Kim. Còn bà Nguyễn Thanh Kim Thủy là người đại diện theo pháp luật của Công ty Nam Kim trước khi Khu công nghiệp Phú Tân được chuyển nhượng từ R.E.M.A.X về cho Nam Kim.

Bộ Tài chính cũng chỉ ra, tổng doanh thu 2018 của Công ty Nam Kim là 58,4 tỷ đồng. Tổng chi phí 2018 là 2,23 tỷ đồng. Như vậy, việc phát sinh khoản phải thu ngắn hạn 434,61 tỷ đồng nêu trên không tương tứng với phát sinh tổng doanh thu và chi phí.

Tại 30/6/2019, khoản nợ phải trả của Công ty Nam Kim là 925,09 tỷ đồng, chiếm 73% tổng nguồn vốn. Trong đó, chủ yếu là khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn (637,99 tỷ đồng) và phải trả ngắn hạn khác (159,34 tỷ đồng), chi phí lãi vay phải trả là 126,69 tỷ đồng.

Bộ Tài chính cho rằng, hoạt động kinh doanh của Công ty Nam Kim, trong đó có việc thực hiện dự án Khu công nghiệp Phú Tân chủ yếu dựa vào vốn vay ngắn hạn của các tổ chức, cá nhân với thời gian vay ngắn, lãi suất cao. Điều này tiềm ẩn rủi ro cho hoạt động kinh doanh liên tục của Công ty Nam Kim.

Bộ Tài chính kết luận, chưa có đủ cơ sở để thực hiện việc đánh giá năng lực tài chính của Công ty Nam Kim để thực hiện Khu công nghiệp Phú Tân.

Phận long đong của Khu công nghiệp Phú Tân: “Xẻ thịt” làm khu dân cư (bài 3)

Giảm diện tích từ 133ha xuống còn 107ha, Công ty Nam Kim lấy 26ha làm Khu Đô thị Dịch vụ Hòa Phú rồi đi huy động vốn trái phép.

DUY QUANG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement