Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

PGS-TS Trần Hoàng Ngân: Phát triển thị trường nội địa, nền kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi tốt

Phân tích

13/06/2020 17:47

Nếu chúng ta phát triển được thị trường nội địa, kết nối 63 tỉnh, thành phố với nhau để người Việt Nam dùng hàng Việt Nam thì nền kinh tế sẽ có sự phục hồi tốt- Đó là ý kiến của đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) bên lề Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV vào sáng 13/6.

Đề cập đến những biến động lớn, chưa từng có trong nhiều thập kỷ do tác động của COVID-19 khiến kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề, đại biểu cho rằng, đại dịch khiến kinh tế thế giới rơi vào tình trạng suy thoái, các nước, đối tác lớn của Việt Nam đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Hầu hết các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế nước ta chịu ảnh hưởng nặng nề; nhiều hoạt động kinh tế - xã hội ngưng trệ.4 năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã đi đúng hướng, chuyển dịch rất tốt, mức tăng trưởng từ 6,2% đến 6,8% rồi 7,08% và 7,02%, liên tiếp hoàn thành chỉ tiêu Quốc hội đề ra.

Bội chi ngân sách cũng được kiểm soát dưới 3,4%. Tỷ lệ nợ công đã giảm còn kinh tế liên tục xuất siêu, cán cân thương mại thặng dư… Tất cả vững tin bước vào năm 2020 với niềm phấn khích sẽ hoàn thành kế hoạch 5 năm. Nhưng đại dịch COVID-19 đã xảy ra làm đứt gãy nguồn cung, sụt giảm nguồn cầu, gây tê liệt vận tải, du lịch toàn cầu, khiến kinh tế đi vào suy thoái.

Kinh tế Việt Nam quý I vẫn tăng trưởng dù là mức tăng trưởng thấp nhất trong 10 năm qua. 
Kinh tế Việt Nam quý I vẫn tăng trưởng dù là mức tăng trưởng thấp nhất trong 10 năm qua. 

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã dự báo kinh tế sụt giảm ở mức -3%. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã sớm đẩy lùi và kiểm soát đại dịch, kinh tế quý I vẫn tăng trưởng dù là mức tăng trưởng thấp nhất trong 10 năm qua. Song đây vẫn là điểm sáng, là mức tăng cao hơn so với nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Cho rằng mục tiêu của năm 2020 nên là xây dựng tiền đề để phát triển mạnh trong năm 2021 và ưu tiên đầu tiên là phải giữ vững thành quả, kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh, đặt vấn đề bảo vệ sức khoẻ nhân dân là trên hết.

Theo ý kiến của đại biểu, Chính phủ hiện nay không cần vội chạy theo tăng trưởng để phá vỡ thành quả từ những thành công trong những năm, những tháng vừa qua. Phải giữ cho được kinh tế vĩ mô, kiểm soát tốt lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo cho người nghèo, người yếu thế trong xã hội. Đặc biệt, phải hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp, giữ chân người lao động, không để doanh nghiệp Việt Nam bị thâu tóm…

“Chúng ta phải làm tốt điều này để khi đại dịch COVID-19 qua đi thì cơ hội nắm bắt sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ đến”, đại biểu Trần Thanh Ngân nhấn mạnh.

Theo đại biểu TP.HCM, nhằm ứng phó trước đại dịch COVID-19, vừa qua, Việt Nam đã có nhiều chính sách như Thông tư 01 của Ngân hàng Nhà nước quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19;

Nghị định 41 của Chính phủ về Gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất về giảm tiến thuế đất; Nghị quyết số 42 của Chính phủ về gói an sinh xã hội; Nghị quyết 84 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

Nhưng theo đại biểu, “chính sách thì nhiều song chúng ta đang thiếu khâu hậu kiểm bởi hiện nay chính sách đó đến với doanh nghiệp, đến với người dân bị ảnh hưởng còn chậm và ít”.

Nhận định năm 2020, tình hình kinh tế khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách sẽ gặp nhiều trở ngại, đại biểu Trần Hoàng Ngân nói: Chắc chắn năm nay sẽ hụt thu ngân sách và mức hụt thu sẽ khoảng 10% và sẽ bội chi ngân sách.

Tất cả những vấn đề này, đại biểu Quốc hội rất chia sẻ với Thủ tướng và Chính phủ. Tuy nhiên tất cả phải trên tinh thần tiết kiệm. Cần phải cắt giảm tất cả các khoản chi không cần thiết, kiểm soát bằng được đầu tư công. Không được giải ngân đầu tư công bằng bất kỳ giá nào mà phải kiểm soát một cách hiệu quả.

“Theo tôi, phải tăng cường cơ chế chuyển vốn giữa các dự án cho nhau để ưu tiên cho các dự án hiệu quả, còn các dự án kém hiệu quả, không cấp bách thì dừng lại trong điều kiện ngân sách hiện nay”, đại biểu Trần Hoàng Ngân nhấn mạnh.

(Nguồn: TTXVN)

P.V (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement