Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Ông Phạm Phú Quốc xin thôi đại biểu Quốc hội, thôi chức Tổng Giám đốc Tân Thuận để giải trình việc có quốc tịch Síp

Chính sách - Hạ tầng

01/09/2020 21:03

Ông Phạm Phú Quốc đã xin thôi ĐBQH, thôi chức vụ Tổng giám đốc Công ty Tân Thuận và giải trình. Các bước xử lý TP.HCM sẽ hoàn thành trong tháng 9.

17h30 chiều nay, 1/9, TP.HCM tổ chức họp báo thông tin về việc đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc có 2 quốc tịch. Ông Hà Phước Thắng, Chánh văn phòng UBND TP.HCM, cho hay ông Quốc đã xin thôi ĐBQH, thôi chức vụ Tổng giám đốc Công ty Tân Thuận và giải trình.

Theo ông Từ Lương, Phó giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM, ngày 25/8, hãng tin Al Jazeera (kênh thông tin Nhà nước của Qatar) tung ra tài liệu mật liên quan hàng loạt chính trị gia các nước từng mua hộ chiếu đảo Síp (Cyprus - quốc đảo nằm phía đông Địa Trung Hải). Đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc nằm trong danh sách hơn 1.400 hồ sơ được Síp phê duyệt cấp hộ chiếu vào tháng 12/2018.

Theo thông tin từ Văn phòng UBND TP.HCM, ông Phạm Phú Quốc đã xin thôi ĐBQH, thôi chức vụ Tổng giám đốc Công ty Tân Thuận và tiến hành giải trình. Ảnh: QH
Theo thông tin từ Văn phòng UBND TP.HCM, ông Phạm Phú Quốc đã xin thôi ĐBQH, thôi chức vụ Tổng giám đốc Công ty Tân Thuận và tiến hành giải trình. Ảnh: QH

Ông Phan Nguyễn Như Khuê, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM, cho biết ông Phạm Phú Quốc khai có quốc tịch Síp là do gia đình bảo lãnh. Cụ thể ông Quốc nói người bảo lãnh là vợ và con trai, con của ông học và làm việc ở Anh. Thông tin ông Quốc chi 2 triệu euro ( 2,5 triệu USD) mua quốc tịch Síp là không chính xác.

“Trong các văn bản giải trình, ông Quốc nói thời điểm 2018-2019 có nhiều việc riêng không như mong muốn, nên gia đình muốn bảo lãnh qua đảo Síp để tiện thăm con”, ông Khuê cho biết.

Ông Khuê nói thêm việc đại biểu Phạm Phú Quốc có 2 quốc tịch, bước đầu thông tin là từ báo nước ngoài. Lãnh đạo thành phố đã báo cáo cơ quan cấp trên, và xem xét, kiểm chứng thông tin một cách đầy đủ.

Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội được thông qua ngày 19/6/2020, bổ sung khoản 1a vào sau khoản 1 Điều 22, về tiêu chuẩn một quốc tịch với đại biểu Quốc hội, có nêu rõ: “Đại biểu Quốc hội có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam”.

Luật Tổ chức Quốc hội và Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội không quy định cụ thể về tiêu chuẩn, nhưng Điều 2 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội lại nêu rõ: “Công dân nước Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử, và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội”. Như vậy có nghĩa người ứng cử đại biểu Quốc hội phải là công dân Việt Nam.

Ông Hà Phước Thắng, Chánh văn phòng UBND TP.HCM, cho hay khi cơ quan chức năng TP.HCM giới thiệu ông Phạm Phú Quốc tham gia ứng cử Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thì ông đáp ứng đầy đủ điều kiện. 

Ông Thắng nhấn mạnh tháng 2/2018, ông Quốc có quốc tịch tại đảo Síp nhưng không khai báo theo quy định, là không gương mẫu và không chấp hành các quy định của Đảng. Đoàn ĐBQH TP.HCM đã yêu cầu ông Phạm Phú Quốc giải trình về việc có quốc tịch Síp khi là đại biểu. Ngày 25/8 vừa qua, ông Phạm Phú Quốc có đơn xin thôi làm ĐBQH và đơn xin từ chức. Tiếp đó, ngày 27/8, ông Quốc có giải trình với các cơ quan chức năng. Các đơn vị rà soát và có báo cáo hướng xử lý.

Về việc đại biểu nộp đơn xin thôi nhiệm vụ, ông Khuê cho biết theo quy định của luật thì ông Phạm Phú Quốc phải được Quốc hội xem xét, bãi miễn chứ không giải quyết theo đơn đề nghị của cá nhân. 

Ông Hà Phước Thắng thông tin thêm qua đề xuất của đoàn ĐBQH TP.HCM, trường hợp vi phạm của ông Phạm Phú Quốc sẽ được xử lý 3 bước:

Thứ nhất, trong tuần này, đoàn ĐBQH sẽ họp và có văn bản báo cáo Quốc hội, để bãi miễn tư cách đại biểu Quốc hội của ông Quốc căn cứ theo tiêu chuẩn ĐBQH được quy định tại Điều 22 Luật Tổ chức Quốc hội.

Thứ hai, về mặt Đảng, lãnh đạo Thành phố đã giao Ban Tổ chức Thành ủy, Ủy ban kiểm tra Thành ủy xem xét và đề xuất hướng xử lý theo quy định, việc này sẽ hoàn thành trong tháng 9.

Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Phan Nguyễn Như Khuê trao đổi thông tin tại buổi họp báo chiều 1/9. Ảnh: TTBC TP.HCM
Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Phan Nguyễn Như Khuê trao đổi thông tin tại buổi họp báo chiều 1/9. Ảnh: TTBC TP.HCM

Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Phan Nguyễn Như Khuê cho rằng việc ông Phạm Phú Quốc có 2 quốc tịch là sự việc vô cùng đáng tiếc. Theo ông Khuê, ông Phạm Phú Quốc là đối tượng thuộc Thành ủy quản lý, việc kê khai tài sản của ông Quốc được thực hiện hàng năm. Tuy nhiên, với tư cách là đại biểu Quốc hội, là cán bộ giữ trọng trách, chiếu theo quy định của Đảng, Luật Quốc hội, Luật công chức viên chức, ông Quốc phải có trách nhiệm báo cáo đầy đủ với tổ chức quản lý, với nhân dân.Thứ ba, ông Quốc đang là Tổng giám đốc Công ty Tân Thuận. Về trách nhiệm đối với các chức vụ đang đảm nhiệm của ông Phạm Phú Quốc, UBND TP.HCM giao Sở Nội vụ tham mưu Quyết định đình chỉ chức vụ Tổng Giám đốc, và làm rõ trách nhiệm của ông Quốc trong thời gian công tác, để xem xét cho thôi việc, hoàn thành trong tháng 9/2020.

Theo đó, Ban cán sự Đảng TP.HCM sẽ soát xét lại các vấn đề được phản ánh, đối chiếu theo các quy định hiện hành để có biện pháp xử lý phù hợp.

Về trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, Tổ chức, đơn vị nơi ông Quốc sinh hoạt, làm việc phải rà soát, đối chiếu thông tin với các nội dung mà ông Quốc đã báo cáo, giải trình để thông tin rộng rãi đến toàn thể người dân.

Ông Phan Nguyễn Như Khuê nói thêm cũng cần nhìn nhận lại công tác đánh giá và giám sát cán bộ. Những trường hợp thể như ông Phạm Phú Quốc là bài học kinh nghiệm trong giám sát, rà soát để nhận diện những vấn đề liên quan cán bộ. "Khi hiệp thương giới thiệu ông Quốc vào ĐBQH, chưa có thông tin gì về việc ông được gia đình bảo lãnh để nhận quốc tịch Síp. Trong hồ sơ của cơ quan quản lý cũng chưa thể hiện ông Quốc có 2 quốc tịch và vợ có quốc tịch nước ngoài", ông Khuê nói. 

Nhiều thông tin cho rằng để có được hộ chiếu Síp, ông Quốc phải đầu tư khoảng 2 triệu euro. Tuy nhiên, ông Quốc Phủ định và cho rằng do gia đình bảo lãnh. Ảnh minh hoạ: Bangkok Post
Nhiều thông tin cho rằng để có được hộ chiếu Síp, ông Quốc phải đầu tư khoảng 2 triệu euro. Tuy nhiên, ông Quốc Phủ định và cho rằng do gia đình bảo lãnh. Ảnh minh hoạ: Bangkok Post

Nhưng ông cho rằng không phải việc đại biểu 2 quốc tịch là chúng ta phủ nhận toàn bộ nỗ lực cũng như đóng góp của đại biểu trong quá trình công tác và trên các vị trí đảm nhiệm. Đảng, Quốc hội luôn phân định rõ những việc làm được và những khiếm khuyết, hạn chế của đảng viên, đại biểu.

Ông Phạm Phú Quốc sinh năm 1968, quê huyện Triệu Hải, tỉnh Quảng Trị, là thạc sĩ quản trị kinh doanh, kỹ sư hàng hải. Ông trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV khi đang là Tổng giám đốc Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP.HCM.

Tháng 2/2018, ông Quốc được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM. Đến tháng 12/2019, ông được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Công ty Phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC).

Ngày 25/8, Hãng thông tấn quốc tế của Quatar Al Jazeera đã thông tin điều tra được một vụ rò rỉ lớn các tài liệu mật của chính phủ Síp, do Đơn vị Điều tra The Cyprus Papers tiết lộ. Một danh sách những người nước ngoài sở hữu hộ chiếu Cộng hòa Síp cùng với thông tin về chương trình hộ chiếu của Cộng hòa Síp, cho phép những ai đầu tư ít nhất khoảng 2,5 triệu USD sẽ sở hữu hộ chiếu nước này, được đăng tải. Đồng nghĩa với việc cá nhân đó trở thành công dân EU, được đi lại, làm việc tự do ở 27 nước thành viên EU và có thể nhập cảnh vào 174 quốc gia mà không cần visa.

Theo Al Jazeera, trong số những người mua hộ chiếu của Síp có ông Phạm Phú Quốc, Tổng Giám đốc Tổng Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC). Ông Phạm Phú Quốc nằm trong danh sách hơn 1.400 hồ sơ được nước này phê duyệt cấp hộ chiếu giai đoạn 2017-2019.

NGUYÊN PHƯƠNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement